Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

PHỤ LỤC

Phụ lục I

 VÀI NÉT VỀ LỄ HỘI HỌ NGUYỄN CẢNH

          Lễ hội họ Nguyễn Cảnh đã có từ trên 400 năm. Cứ 10 năm một lần vào năm “Giáp”- (năm dứng đầu của mỗi can) như 1944, 1994 vv… Họ Nguyễn Cảnh tổ chức lễ hội một lần. Chính vào ngày Rằm tháng Ba âm lịch. Lễ hội tổ chức trong ba ngày 14, 15 và 16. Còn có tên lễ Chay. Địa điểm tiến hành tại nhà thờ Ngài Thái phó Khuông tế trạch dân Đại Vương Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tất cả các Đại chi, Tiểu chi và mọi người trong họ đều về dự.
          Do chiến tranh. Có ba lần lễ 1954, 1964 và 1974 không có điều kiện tiến hành. Năm 1984 Hội đồng gia tộc Họ đã họp bàn quyết định phục hồi lại nghi lễ này nên lễ hội năm 1994 đã được tiến hành.
          Kỳ lễ hội năm 1944 tiến hành như sau:
Ngày lễ hội là ngày con cháu thờ phụng Tổ Tiên, là dịp con cháu ôn lại và ca ngợi truyền thống vẻ vang, oanh liệt của các bậc Tiền Liệt, là dịp giáo dục cho con cháu họ Nguyễn Cảnh truyền thống lâu đời của dòng họ mình là: TRUNG-HIẾU-NHÂN-NGHĨA, để mãi mãi gìn giữ và phát huy. Đây cũng là dịp con cháu trong các Đại Chi, Tiểu Chi, dù gần hay xa, dù trong nước hay ngoài hải ngoại, có dịp gặp nhau, thăm hỏi hàn huyên chuyện cũ, chuyện mới, chuyện vui cũng như chuyện buồn, chia sẻ cho nhau tình thân thương, đoàn kết gắn bó.
          Để tiến tới ngày lễ hội, có nhiều công việc phải chuẩn bị như:
          Hội đồng Họ phân công nhau chuẩn bị nghi lễ, tu sửa nhà thờ, nắm và hệ thống lại thành tích và diễn biến hoạt động của con cháu.
          Các Đại Chi nô nức chuẩn bị lễ rước biểu tượng công tích của tổ tiên. Mỗi một vị tổ đã có nhiều công tích với nước, như quận công thì biểu tượng là con voi có đủ đai yên, cờ, lọng. Các vị khác là các quan chức trung cao của các triều đại hoặc các vị có học vị cao như: tú tài, cử nhân, tiến sỹ… có chức sắc trong bộ máy quản lý nhà nước như đứng đầu quận, huyện, tỉnh, thành phố, vụ, viện, bộ… (là quan văn), biểu tượng là một con ngựa trắng. Các vị là quan chức trung cao cấp như trung, thiếu tướng, đại tá, chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố…thì biểu tượng là một con ngựa hồng. Voi, ngựa làm bằng giấy, kích thước như thật, mỗi biểu tượng được đặt trên xe gỗ 4 bánh để đẩy đi.
          Tại lễ hội năm 1944, số biểu tượng kể trên là 18 voi và trên 500 ngựa, chứng  tỏ công tích Họ Nguyễn Cảnh thật to lớn .
          Phần chuẩn bị cho lễ hội cũng rất phong phú. Phía nam giới, chủ yếu là chuẩn bị thờ phúng. Phía nữ giới, chủ yếu chuẩn bị các điều kiện để dự thi những người phụ  nữ, đại diện cho các Tiểu Chi có tài nội trợ giỏi. Những mâm dự thi có nhiều món, có mâm bày biện tới 12 lớp.
          Nghi lễ của các lễ hội nghiêm trang. Từng Tiểu Chi cúng lễ ở nhà thờ Tiểu Chi mình từ dưới lên. Lễ rước các biểu tượng là tập trung toàn Họ. Đám rước xuất phát từ nơi tập trung tại nhà thờ Họ, rước xuống đền Đức Hoàng tại xã Yên Sơn Có ý nghĩa trình báo với Thần Hoàng địa phương theo truyền thống “Phép nước, lệ làng” và rước về chùa làng Vịnh Sơn - Với ý nghĩa tôn thờ phật, theo truyền thống con người có “Tổ tiên, Trời, Phật”. Sau đó trở về nhà thờ Họ. Lễ tế rất long trọng, diễn ra đúng tảng sáng ngày rằm tháng Ba. Văn tế Tổ đươc tuyên đọc trong không khí trang nghiêm, ca ngợi công tích từng vị Tổ theo thứ tự qua các đời và thứ tự các Đại Chi. Lễ hội diễn ra rất tươi vui, rộn ràng với nội dung: Ngâm vịnh thi thơ, thi dọn cỗ bàn của nữ giới. Kết thúc hội, các biểu tượng công tích được hỏa thiêu, với ý thức dâng lên Tổ tiên những tấm lòng, quyết tâm làm sáng danh dòng họ Nguyễn Cảnh đời đời bất diệt.
          Đọc lại truyền thống lẫy lừng của dòng họ Nguyễn Cảnh qua những trang gia phổ, con cháu xiết bao tự hào! Mỗi một người đã là con cháu, dâu rể, thân hữu của dòng họ, tự thấy mình phấn đấu cho đời, tô điểm cho họ tộc ngày càng rạng danh muôn thuở. Là con nhỏ thì hiếu thảo lễ phép, chăm  học hành. Là anh em họ hàng thì đùm bọc thương yêu. Là vợ hoặc chồng thì thuỷ chung son sắt. Là cha mẹ thì bù trì nuôi dạy con cái nên người. Với công việc thì luôn hoàn thành nhiệm vụ. Với nhân dân thì nhân nghĩa, bao dung. Với tổ quốc thì ghi nhớ hai chữ trung thành!



PHỤ LỤC II



SƠ LƯỢC HỆ THỐNG DI TÍCH NHÀ THỜ VÀ LĂNG MỘ
HỌ NGUYỄN CẢNH TẠI NGHỆ AN

(Viết và bổ xung, cập nhật dựa theo bài phát biểu
của ông Nguyễn Song Tùng tại cuộc toạ đàm về họ Nguyễn Cảnh ngày 8/4/2001)

Suốt mấy ngàn năm, nhân dân Việt nam viết nên những trang sử anh hùng, không những ghi đậm nét trong các trang sử liệu, mà còn tồn tại trong muôn vàn di sản ở mọi miền Tổ quốc, trong các đền đài, miếu mạo, lăng mộ, nhà thờ, trong các bia đá, câu đối, hoành phi, trong những trang gia phả và văn tế của các dòng họ.
Họ Nguyễn Cảnh với gần 600 năm trên mảnh đất Nghệ An còn lưu giữ được rất nhiều di sản quí báu, kể từ cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh, khi Tiên tổ Nguyễn Cảnh Chân và hai con là Nguyễn Cảnh Dị và Nguyễn Cảnh Lữ rời quê hương ở Phường Thiên lý, h. Đông Triều, Tỉnh Hải Dương vào định cư ở Hoan Châu năm 1406.
Trải qua 500 năm lịch sử và nhất là 30 năm chiến tranh ác liệt đã phá huỷ khá nhiều đền thờ, lăng mộ, bia đá, các đồ tế khí, sách thuốc, gia phả…ví như khu quần thể di tích Chùa Bụt Đà do vợ chồng Thiếu phó Thắng Quận Công Nguyễn Cảnh Hà xây dựng nay không còn vết tích. Nhưng với truyền thống Nhân Nghĩa Trung Cần, gbaor tồn di sản, truyền thống và nếp gia phong, hàng chục di sản của dòng họ trong vòng tay nâng niu, và gìn giữ của hàng chục đời con cháu vẫn còn được bảo tồn đền ngày nay.
Dưới đây là tóm tắt và khái quát các nhà thờ, lăng mộ 18 vị Quận công, 72 vị tước Hầu, tước Bá cùng với các vị văn khoa, Hoàng Giáp, Tiến sĩ trước năm 1945 còn lưu giữ đến ngày nay để các con cháu biết và có dịp về thăm. Bản tóm tắt trình bày theo địa lý Huyện, do con cháu Nguyễn Cảnh định cư được hình thành từng hệ tộc tại địa phương.
Các địa điểm được trình bày theo thứ tự:
ª       Huyện Thanh Chương
ª       Huyện Đô Lương
ª       Huyện Nam Đàn
ª       Huyện Nghi Lộc
ª       Huyện Yên Thành
ª       Huyện Quỳnh Lưu
ª       Huyện Tân Kỳ
ª       Tỉnh Hải Dương
ª       Cát Hải, Hải Phòng
Tháng 1/2004
Nguyễn Cảnh Bình
Chúng tôi cũng mong các con cháu bổ xung, điều chỉnh những thông tin mà ở đây còn chưa chính xác. Các thông tin bổ xung xin gửi về địa chỉ:
Nguyễn Cảnh Bình (Con ông Nguyễn Cảnh Thứ). Phòng 303 B13, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.Điện thoại: 048 570 007; email binhnc@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn.

 

HUYỆN THANH CHƯƠNG

1.      Bến đò Ngọc sơn, nơi tiên tổ Nguyễn Cảnh Lữ làm nghề chèo đò từ năm 1406, ngay sát chân Rú Nguộc.
2.      Nhà thờ Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị ở x. Thanh Yên, thường gọi là Đễn Hữu, nằm ngay cạnh đường quốc lộ, cách bến đò Ngọc sơn chừng 1 km
3.      Nhà thờ Thanh Yên: thờ các vị Tiên tổ tại x. Thanh Yên, thờ các vị : (1) Nguyễn Cảnh Lữ, (2) Nguyễn Cảnh Luật, (3) Nguyễn Cảnh Cảnh, (4) Nguyễn Cảnh Noãn, (5) Mẫn Quận công Nguyễn Cảnh Cán, (8) Diệu Toán hầu Nguyễn Cảnh Căn.
4.      Nhà thờ Phúc khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy tại x. Thanh Hưng, Thanh Chương
5.       Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công tại x. Thanh Yên  (Thanh Chương)
6.      Nhà thờ Cường Quận công (5 gian nhà Lim làm từ thế kỷ 17)
7.       Đền thờ Lập Quận công Nguyễn Cảnh Chiêu tại x. Thanh Ngọc
8.      Đền thờ Tham Đốc Lỵ Quận công Nguyễn Cảnh Cống (1585-1644). Con thứ 3 của Thư Quận công, tại Trang Tảo Nha (căn cứ địa), thờ 2 vị: Lỵ Quận công và Thọ Lộc hầu.
9.      Nhà thờ Dương Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đại tại đội 4, x. Thanh Yên
10.  Mộ và Nhà thờ Tường Trung hầu Nguyễn Cảnh Sử (con thứ 2 của Lỵ Quận công) tại làng Võ Liệt, h. Thanh Chương
11.  Mộ Hổ táng Nguyễn Cảnh Luật x. Thanh Ngọc, Eo Chó Đẻ. Năm 2003, họ ta đã xây dựng lại. Từ khu mộ Cồn Vệ vào đây khoảng 5km.
12.  Mộ Nguyễn Cảnh Cảnh dưới chân núi Ngọc sơn, thường gọi là Cồn Vệ. (Theo tôi dự đoán, mộ tổ Lữ và con dâu là vợ Tổ Luật cũng ở khu vực này). Hiện nay, Cồn Vệ đã được xây dựng rất uy nghi, và là Lăng mộ lớn nhất của họ Nguyễn Cảnh. Theo tục truyền, đây là ngôi mộ phát tích dòng Nguyễn Cảnh Hoan Châu do thầy địa lý chọn đất, có nhắc đến trong Hoan Châu Ký.
13.  Mộ Phúc Khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy. Tại Nương Đồng, Thanh Ngọc, Cách Cồn Vệ khoảng 5-700m. Vừa được xây dựng năm 2003
14.  Mộ tổ bà Nguyễn Cảnh Huy cũng ở gần mộ tổ Nguyễn Cảnh Huy. Vừa qua, ban Trẻ Nguyễn Cảnh đã quyên góp tiền để hoàn thành Lăng mộ trước dịp Rằm tháng 3, 2004.
15.  Mộ và nhà thờ Hào Quận công Nguyễn Cảnh Sơ (Đời thứ 7) ở Cát Văn, Cát Ngạn. (Chi ông Nguyễn Cảnh Sợi)
16.  Mộ Cường Quận công Nguyễn Cảnh Vạn. Ở x. Thanh Văn, ngay sau nhà thờ.
17.  Mộ & Nhà thờ Mậu Lương hầu Nguyễn Cảnh Núi (Con thứ 6 của Thái Phó Tấn Quốc công), tại x. Thanh Ngọc
18.  Nhà thờ và Mộ Dinh Xuyên hầu Nguyễn Cảnh Khuê, con thứ 9 của Thắng Quận công, tại x. Thanh Dương.
19.  Nhà thờ và mộ cụ Đề (Con cháu Thịnh Quận công) ở x.
20.  Mộ Lập Quận công tại x. Thanh Ngọc, cùng một số vị tước Hầu khác cạnh đền thờ
21.  Đền Xã: Thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. L. Phong Sơn, x. Thanh Phong
22.  Đền Xóm Sáu: Thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. Thôn Tú Viên, x. Thanh Lương
23.  Làng Phong Sơn, tổng Đại Đồng, h. Thanh Chương: Thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. (***)

HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
H. Đô Lương xưa kia là Tổng hành dinh của Binh Bộ Thượng thư, Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576). Cháu đích tôn của Thái phó là Trí Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Cái (1598-1658) sinh rất nhiều con cháu sống quần tụ tại đây. Đến đời thứ 10, tộc trưởng Hội Triều hầu Nguyễn Cảnh Lĩnh (1670-1752) có 10 trai, 9 gái, đa số sinh sống tại Đô lương. Năm 1602, triều Lê Trung Hưng cử Quốc sư Hoà chính về xây dựng đền thờ Thái phó tại x. Tràng Sơn (xưa là làng Tràng Thịnh), và cát táng Tổ tại núi Chọ Mây (Rú Cấm) với diện tích 99 mẫu, đã trở thành một rừng lim tồn tại cho tới năm 1950. Do vậy, Đô lương là nơi quần tụ nhiều di tích nhất của dòng họ Nguyễn Cảnh.
24.  Đền thờ Thái phó: tại x. Tràng sơn, ngay phía dưới đập Bara Đô lương.
Đây là nơi thờ 4 vị tiên tổ (1) Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576); (2) Thái Bảo Thư Quận công Nguyễn Cảnh Kiên (1553-1625); (3) Thiếu phó Tả Tư Mã, Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà (1583-1645); (4) Phó Tướng Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế (1605-1658)
Đền thờ được xây dựng năm 1602, làm nơi thờ 4 vị tiên tổ. Từ đó đến nay, đền thờ đã được tu bổ nhiều lần, vào khoảng năm 1776 và gần đây, trong giai đoạn 1997-2004 đã được sửa chữa và nâng cấp. Năm 1991, Nhà nước đã công nhận là di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia. Cứ 10 năm một lần, Thập niên sự lễ được tổ chức tại đây vào Rằm Tháng Ba.
25.  Đền Lưu Sơn: tại Đội 8, x. Lưu Sơn. Ngay chân cầu Đô lương đi vào khoảng 2km.
Đây là nơi đặt Tổng hành dinh của Thái phó Tấn Quốc công, được xây dựng khoảng năm 1604. Trước đây, Đền lưu Sơn được coi là 1 trong 5 ngôi đền đẹp nhất ở h. Đô lương, nhưng nay đã xuống cấp trầm trọng. Vừa qua, một số con cháu Nguyễn Cảnh cùng nhân dân x. Lưu Sơn đã tu bổ lại một phần nào đó. Đền Lưu sơn vẫn còn giữ được những nét chạm trổ tinh sảo và đẹp nhất trong các di tích về họ Nguyễn Cảnh còn giữ được đến ngày nay.
26.  Đền Thuần Trung có thể ở l. Thuần Hậu, x. Trung Sơn, thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Mô. (***)
27.  Nhà thờ Trí Nghĩa hầu tại Thị trấn Đô lương, sát chân đê ngoài bờ sông. Cách ngã tư Đô lương khoảng 500m, cách nhà thờ Thái Phó khoang 1km., cách nhà thờ Yến Đức hầu khoảng 100m.
Là nơi thờ các vị (1) Trí Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Cái (1600-1658); (2) Ân Dương hầu Nguyễn Cảnh Quyền (1645-1717), (3) Hội Triều hầu Nguyễn Cảnh Lĩnh (1670-1752), (4) Thuận Trung hầu Nguyễn Cảnh Việt (1693-1755), (5) Thiếu Thiêm hầu Nguyễn Cảnh Ứng (1721-1792). Đã được trùng tu lại năm 1997.
28.  Nhà thờ Vĩnh khang huyện huyện thừa,
Thờ Vĩnh khang huyện huyện thừa Nguyễn Cảnh Châu (Đời thứ 9, em Ân Dương hầu)
29.  Nhà thờ Luân Mỹ hầu. Ở Đội 6, Lưu Sơn. Nhà thờ mới được di chuyển về đây.
30.  Nhà thờ Lai Triều Tử Nguyễn Cảnh Kỳ tại X. Lưu Sơn, Đô Lương. Nằm ngay sát mặt đường số 7, cách thị trấn Đô lương khoảng 2km. Mộ Lai Triều Tử cũng ở gần đây.
31.  Nhà thờ Dũng Võ hầu
32.  Nhà thờ Vĩnh khang Huyện thừa
33.  Nhà thờ Yển Đức hầu Nguyễn Cảnh Quy
34.  Nhà thờ Thước Võ hầu Nguyễn Cảnh Trữ (Tức quan Khâm sai Trấn thủ Kinh Bắc được nhắc đến trong Hoàng Lê Nhất thống chí)
35.  Nhà thờ Can Tổng
36.  Nhà thờ Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế (Đời thứ 8, em Trí Nghĩa hầu)
37.  Nhà thờ Can Tự thừa: Chi ông Nguyễn Cảnh Thơn, hiện là Trưởng ban Đại tôn Nguyễn Cảnh tại Đô Lương
38.  Nhà thờ Can Xươn. Ngay Thị trấn Đô Lương. Hiện nay, nhà thờ Can Xươn là nhà thờ chi đẹp và đủ đồ tế khí nhất trong toàn họ. Hàng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng, con cháu Can Xươn về làm lễ…
39.  Nhà thờ Can Đô
40.  Nhà thờ Can Trùm: Hiện chỉ còn là một nhà thờ nhỏ, ngay sát nhà thờ Can Xươn. Đây là chi của ông Nguyễn Cảnh Toàn.
41.  Nhà thờ Thọ Tường hầu Nguyễn Cảnh Nông
42.  Mộ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. Tại Rú Cấm, x. Tràng Sơn. Năm 1997, họ ta đã xây dựng một miếu thờ trên đỉnh rú Cấm, có bia đá chữ Hán rất đẹp. Từ nhà thờ ở Đập Bara đi vào khoảng 2km. Đây là ngôi mộ do Quốc Sư Hoà Chính chọn đất, xưa nơi đây là rừng Lim dd][cj trông giữ rất cẩn thận. Nay không còn giữ được nữa.
43.  Mộ Phấn Võ hầu Nguyễn Cảnh Noãn và Thư Quận công Nguyễn Cảnh Kiên. Ở Cồn Cây Thị, x. Tràng sơn. Năm 2003, họ ta đã xây lại mộ này. Ngay chân Rú Cấm, từ Cầu Mụ Bà đi vào khoảng 2km.
44.  Mộ Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà. Ngay giữa Nương Ngô của x. Tràng Sơn, năm 2003 đã xây dựng mới ngôi mộ này. Có bia chữ Hán. Từ ngã tư Đô lương đi vào cầu Mụ Bà, chỉ khoảng 800m.
45.  Mộ Đề Đốc Gia Quận công Nguyễn Cảnh Ích. Nằm ngay sát bờ sông Lam, đã được xây dựng. Từ hị trấn Đô lương đi vào khoảng 3km
46.  Mộ Trí Nghĩ hầu Nguyễn Cảnh Cái (Đời thứ 8)
47.  Mộ Ân Dương hầu Nguyễn Cảnh Quyền: (Đời thứ 9) Tại Cồn Cây Ngát, gần mộ Yển Đức Hầu. Hiện có bia đá chữ hán, ghi chữ Nguyễn Cảnh Tộc, Tổ mộ xứ. Theo dự án, ngôi mộ Tổ Ân Dương hầu sẽ được xây dựng thành một quần thể lăng mộ, cùng với mộ tổ Hội Triều hầu và Thước võ hầu, ở ngay sát bên cạnh.
48.  Mộ Hội Triều hầu Nguyễn Cảnh Lĩnh (Đời thứ 10), cạnh mộ Ân Dương hầu.
49.  Mộ Đông Yên hầu
50.  Mộ Thiếu Thiêm hầu Nguyễn Cảnh Ứng (1721-1792) (Đời thứ 12) tại Cồn Gia Lâu, X. Tràng Sơn
51.  Mộ Yển Đức hầu Nguyễn Cảnh Qui tại Cồn Cây Ngát, cùng khu quả đồi với Hội Triều hầu, Ân Dương hầu, Thước Võ hầu. Gần khu mộ của gia đình ông Oánh…Hiện vừa được xây mới.
52.  Mộ Luân Mỹ hầu tại xóm 8, x. Lưu Sơn,
53.  Mộ Triêm Lộc hầu
54.  Mộ Phú Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đống
55.  Mộ Thước Võ hầu Nguyễn Cảnh Trữ (Tức quan Khâm sai Trấn thủ Kinh Bắc được nhắc đến trong Hoàng Lê Nhất thống chí
56.  Mộ Võ Thắng hầu Nguyễn Cảnh Bố (con thứ 3 của Thái phó Tấn Quốc công)
57.  Mộ Lai Triều tử Nguyễn Cảnh Kỳ, thuộc x. Lưu Sơn, cách nhà ông Cảnh Năm khoảng 500m.
58.  Mộ Miễn Vũ bá Nguyễn Cảnh Truy (con trưởng), Nhiếp Nghĩa bá Nguyễn Cảnh Thức (con thứ 7), Nguyễn Cảnh Nhương (con thứ 8 của Hầu Thiêm) tạo Hóc Lầy, x. Tràng sơn.

HUYỆN NAM ĐÀN

59.  Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại x. Thanh Thuỷ, do nhân dân tự lập đền thờ và phúng viếng.
60.  Đền thờ Thái Phó Tấn Quốc công tại x Nam Lạc, do nhân dân tự lập đền thờ và phúng viếng.
61.  Nhà thờ Trung Quận công Nguyễn Cảnh Hân, x. Nam cát
62.  Nhà thờ Hiễn Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Ất (1693-1745) x. Nam Thượng
63.  Nhà thờ Đông Triều Quận công Nguyễn Cảnh Dạng
64.  Nhà thờ Thịnh Quận công xóm Sào Nam, x. Xuân Hoà, xây dựng năm 1820
65.  Nhà thờ Hoàng Giáp, Chế khoa Nguyễn Thái (1819-1862) tại xóm 2, x. Xuân Hoà
66.  Nhà thờ cụ Phủ bị bom Mỹ phá hoại, vừa mới xây dựng lại
67.  Lăng mộ Hiển Nghĩa hầu ở x. Nam Thượng, chân Rú Đụn
68.  Mộ Trung Quận công Nguyễn Cảnh Hân, thôn Nam Cát, h. Nam Đàn
69.  Đền Xuân Ổ: thờ Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị. l. Xuân Liễu, x. Nam Anh, h. Nam Đàn.
70.  Đền Hồ (ở núi Hồ Sơn): thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. X. Nam Thanh (**)

Thần tích ở đền Hồ Sơn

Đức Thánh Thái Phó, vị hiệu là Hùng Nghị khuông té trạch dân đại vương, được thờ ở miếu Hồ Sơn, x. Diên Lãm (nay là x. Vân Diên, h. Nam Đàn0, con thứ hai của Phúc Khánh quận công, mẹ người họ Thái ở Đô Lương, 14 tuổi đậu hương cống…
Ngài từng lập căn cứ chống Mạc ở vùng Hồ Sơn, đánh thắng quân Mạc ở đây nhiều trận, nên sau khi Ngài qua đời, vua ban cho nhân dân địa phương lập miếu thờ để tưởng nhớ công lao của Ngài. Đây là một trong ba miếu thờ chính Đức Thánh Thái Phó ở Nghệ An. Hai nơi kia là đền ở x. Ngọc Sơn và x. Nông Sơn. Dấu vết thaàn luỹ ở Hồ Sơn nay vẫn còn.
Bùi Huy Ích, khi làm hiệp trấn Nghệ An, qua núi Hồ Sơn, nhân gặp một người địa phương nói về ông già (Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan) có đề thơ:

Nguyên văn tiếng Hán
Tấn quốc đơn sơ phạt Quyện nhân
Thử gian thụ sách trú tam quân
Bách niên mã cửu câu thăng tại
Thiên điệp sơn thành thảo thạch xuân
Mạc phủ tích công thành lão tướng
Sa trường toàn nghĩa tác danh thần
Hất kim di chỉ Hồ Cương bạn
Tưởng tượng phong yên hộ chiến trần

Dịch nghĩa:
Năm xưa Tấn quốc công đánh Nguyễn Quyện
Dựng cột rào đóng quân ở đây
Những chuồng ngựa trăm năm trước, nay thành ngòi lạch và bờ ruộng
Thành núi ngàn trùng  cỏ đá vẫn một màu xanh
Ở chốn Mạc phủ chứa công lao thành bậc lão tướng
Trọn nghĩa nơi chiến trường làm bậc danh thần
Đến nay di chỉ còn trên núi Hồ
Thấy gió khói, tưởng tượng như ông đang giúp vào trận chiến

71.  Đền Vân Sơn: Thờ Thống lĩnh thuỷ bộ Đại vương Ba Đội hầu và Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. L. Vân Sơn, x. Vân Diên, h. Nam Đàn. (***)
72.  Đền Voi Mẹp: Thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. L. Gia Mỹ, Long Vân, x. Vân Diên, h. Nam Đàn. (***)
73.  Đền Trừng: Thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan. L. Ngọc Trưng, x. Nam Thái, h. Nam Đàn. (***)
74.  Làng Long Vân, tổng Xuân Khoa, h. Nam Đàn thờ 1 nhân thần Nguyễn Cảnh Mô (***)
75.  Làng Vân Sơn, tổng Xuân Khoa, h. Nam Đàn thờ 1 nhân thần Nguyễn Cảnh Mô (***)
76.  Làng Thanh Thuỷ, tổng Xuân Liễu, h. Nam Đàn thờ 1 nhân thần Nguyễn Cảnh Mô (***)
77.  Làng Thanh Tuyền, tổng Xuân Liễu, h. Nam Đàn thờ 1 nhân thần Nguyễn Cảnh Mô (***)
HUYỆN NGHI LỘC
78.  Nhà thờ Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế (1605-1658), Tín Quận công Nguyễn Cảnh Hiệu (1623-1670) trước đây ở x. Nghi Xuân, bị bom Mỹ tàn phá, năm 1975, đã được xây dựng lại tại x. Nghi Hải, Thị trấn Cửa Hội
79.  Lăng mộ Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế ở x. Nghi Khánh, được xây dựng lại năm 1997, rất đẹp. Ngay ở thị xã Cửa Lò.
80.  Nhà thờ Yên Thọ hầu Nguyễn Cảnh Đường, x. Nghi Thuỷ, Nghi Lộc
81.  Mộ Yên Thọ hầu, x. Nghi Thuỷ

HUYỆN YÊN THÀNH

82.  Nhà thờ VĨnh thọ hầu Nguyễn Cảnh Thung (1740-1787), x. Xuân Thành, Yên Thành
83.  Nhà thờ Tham Đốc Hán Dương hầu Nguyễn Cảnh Lương (1687-1721), liệt sĩ, Thành hoàng xã Nam Thành, Xuân Thành.
84.  Mộ và nhà thờ Yên Thọ hầu Nguyễn Cảnh Dương, x. Đông Liệt
85.  Nhà thờ Đông Yên hầu Nguyễn Cảnh Toàn, x. Sơn Thành, Yên Thành
86.  Nhà thờ Thuận Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Thụ, con thứ 11 Thắng Quận công, x. Thịnh Thành, Yên Thành.

 

HUYỆN QUỲNH LƯU

87.  Mộ và nhà thờ Đông Yên hầu Nguyễn Cảnh Toàn (con thứ 4 Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế) x. Quỳnh Xuân, h. Quỳnh lưu.
88.  Nhà thờ và mộ Nguyễn Đức Nhân (9E) x. Quỳnh Văn, QUỳnh Lưu
89.  Nhà thờ và mộ Yên Thọ hầu Nguyễn Cảnh Dương (9B), x. Đông Liệt

 

HUYÊN TÂN KÝ

90.   Nhà thờ Thước Võ hầu Nguyễn Cảnh Trữ , x. Đồng Văn, Tân Kỳ
91.  Nhà thờ chi con cháu cụ Can Đề, từ Nam Đàn di cư lên

TỈNH HẢI DƯƠNG
92.  Nhà thờ

TỈNH HẢI HƯNG
93.   

 

HUYỆN CÁT HẢI - HẢI PHÒNG

94.  Nhà thờ
(***) Theo cuốn tục Thờ thần và Thần tích Nghệ An, Ninh Viết Giao, Sở VHTT Nghệ An, 2000.

Cuốn Bách Thần Lục ghi:
Thần tích thôn trường Thịnh, x. Đô Lương. Binh bộ Thượng thư tấn quốc công Thuỵ Kiệm Cần
Thần là người thôn Nông Ngọc, x. Nông Sơn, h. Nam Đường, tài kiêm văn võ. Thời nhà Mạc tiếm ngôi, năm 15 tuổi, Thần khởi binh ứng nghĩa, có nhiều công lao. Trận đánh ở Dương xá chém hơn 100 giặc mạc, lại trận núi Thiên Kiện, bát sống tướng Mạc, vua Lê phong làm Hiệp Nghia công thần. Sau bị thuộc tướng thông với quân Mạc làm hại, thủ tiết không chịu khuất. Sau khi mất, vua nghĩ đến công lao, phong là Thượng Đẳng thần, cho lập đền thờ ở thôn Trường Thịnh. Trước tới nay, cầu đảo đều có linh ứng.
Đại nam Nhất thống chí chép:
Tiên tổ quê Đông Triều, cuối đời Hồ di cư vào Nghệ An. Cảnh Hoan còn bé học vưn chương, khoa cử, thi đỗ hương cống, gặp lúc nhà Mạc cướp ngôi, trong nước rối ren, bèn học binh pháp Tôn Ngô. Đời Thống Nguyên (1522-1527), cùng cha là văn Huy khởi binh ở trại Chiêu Mộ…

 PHỤ LỤC III


NGUYỄN CẢNH TỘC



SẮC PHONG
VĂN BIA - VĂN KHOA - VÕ CỬ





BAN PHỔ KÝ ĐẠI TÔN
- 1996 -
                LỜI GIỚI THIỆU.

Trong sự nghiệp bảo quốc hộ dân của các vị tiên tổ họ Nguyễn Cảnh chúng ta đã cùng trăm họ làm nên sử sách. Với thời gian dài hơn 600 năm, các vị tiên liệt đã truyền lại cho con cháu chúng ta ngày nay truyền thống nhân nghĩa, yêu nước, hiếu học. Phần nào chứng minh cho truyền thống ấy là sự nghiệp công hầu văn khoa võ cử và các đạo sắc phong của các triều vua làm công tích cho dòng họ Nguyễn Cảnh. Thật đáng trân trọng!
Chính vị vậy mà đã hơn 10 năm Ban đại diện Họ và nhất là Ban Phổ ký đã đi khắp nơi để sưu tầm và dịch thuật gia phổ, văn bia.
Gần đây, Ban Phổ ký đã cử các bác Nguyễn Cảnh Hướng, hậu duệ Giai Võ Bá thuộc chi Can Hầu Thiêm ở Tràng Sơn sưu tập, hệ thống theo ngạch bậc, tước vị văn khoa, võ cử trình bày theo thế tộc giúp cho con cháu hiểu rõ di sản văn hoá vô giá của tổ tiên ngõ hầu kế thừa truyền thống tốt đẹp  đó.
Đây là một công trình sưu tập công phu và đã được các bậc Tôn trưởng và Trưởng ban Phổ ký Nguyễn Cảnh Chiên tham bác.
Sau khi thống nhất với Ban đại diện Đại tôn, Ban Phổ ký xin trân trọng giới thiệu cùng họ hàng nội ngoại mong được phổ biến sâu rộng trong con cháu họ ta để giữ gìn và phát huy truyền thống đặng làm đẹp tình nhà và vẻ vang nghĩa nước.
Đô Lương ngày 2 tháng 1 năm 1996
Xuân Bính Tý.
Ban phổ ký Đại tôn.
Nguyễn Cảnh Năm

Gia phổ họ Nguyễn Cảnh

Quan chức


Tam Công
1-   Tam Thái.
Thái Phó - Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan.
Thái Bảo - Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên.
Thiếu Phó - Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà.

2        - Tam Tư.
Tả Tư Không Thư quận công.
Tả Tư Mã Thắng quận công.

Tước Công
1-     Á quận công Nguyễn Cảnh Luật con Triệu Tiên hầu Nguyễn Cảnh Lữ. (Đời thứ 2)
2-     Phúc khánh quận công Nguyễn Cảnh Huy - con Vĩnh Khánh hầu Nguyễn Cảnh Cảnh. Tiền Hoằng Hưu Tử, gia Bình Dương Hầu tăng Phúc Khánh Quận Công. (Đời thứ 4)
3-     Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan con Phúc Khánh quận công. (Đời thứ 5)
4-     Thượng tướng quân Thự vệ sự Trung quận công Nguyễn Cảnh Hân, con Phúc Khánh quận công. (Đời thứ 5)
5-     Thượng tướng quân Thự Vệ sự Cường quận công Nguyễn Cảnh Vãn, con Phúc Khánh quận công. (Đời thứ 5)
6-     Thượng tướng quân Lập quận công Nguyễn Cảnh Chiêu, con Phúc Khánh quận công.
(Đời thứ 5)
7-     Tả Đô đốc Mận quận công Nguyễn Cảnh Can, con Phấn Võ hầu Nguyễn Cảnh Noạn.
(Đời thứ 6)
8-     Thái Bảo Tả Tư Không Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên, con Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
9-     Thượng tướng quân Thự Vệ sự Hào quận công, con thứ bảy Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Sơ. (Đời thứ 6)
10- Tráng quận công con Tấn Quốc Công (Đời thứ 6)
11- Phú quận công con Tấn Quốc Công (Đời thứ 6)
12- Thiếu Phó Tả tư mã Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà, con thứ hai Thư quận công. (Đời thứ 7)
13- Tham đốc Lỵ quận công Nguyễn Cảnh Cống, con thứ ba Thư quận công. (Đời thứ 7)
14- Phó tướng Tả Đô đốc Liêu Quận Công Nguyễn Cảnh Quế, con thứ hai Thắng quận công.
(Đời thứ 8)
15- Đề đốc Gia quận công Nguyễn Cảnh I'ch, con thứ ba Thắng quận công (Đời thứ 8)
16- Đề đốc Thịnh quận công Nguyễn Cảnh Lan, con thứ hai Hiển nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Ất.
(Đời thứ 8)
17- Đề đốc Tín quận công Nguyễn Cảnh Hiệu, con trưởng Liêu quận công. (Đời thứ 9)
18- Đông triều quận công Nguyễn Cảnh Đang, con Võ sơn hầu. (Đời thứ 9)

Tước Hầu
1.     Triệu tiên hầu Nguyễn Cảnh Lữ, vị tổ đầu tiên dòng họ Nguyễn Cảnh ở Hoan Châu, quê ở phường Thiên Lý, Huyện Đông triều Tỉnh Hải Dương. (Đời thứ 1)
2.     Vĩnh Khánh hầu Nguyễn Cảnh Cảnh, con A' quận công. (Đời thứ 3)
3.     Phấn Võ hầu Nguyễn Cảnh Noãn, con trưởng Phúc Khánh quận công. (Đời thứ 5)
4.     Võ Thuận hầu Nguyễn Cảnh Cán, con thứ hai Phấn Võ hầu. (Đời thứ 6)
5.     Diệu Toán hầu Nguyễn Cảnh Canh, con thứ ba Phấn võ hầu. (Đời thứ 6)
6.     Thự Vệ sự, thuỵ Trung hầu Nguyễn Cảnh Hải, con trưởng Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
7.     Võ vệ Vệ uý Cai lệ hầu Nguyễn Cảnh Truy, con, thuỵ Trung hầu. (Đời thứ 7)
8.     Đô tổng binh sứ Diên Phúc hầu Nguyễn Cảnh Thuận, con thứ ba Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
9.     Thự Vệ sự Võ Thắng hầu Nguyễn Cảnh Bố, con thứ tư Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
10. Cẩm y vệ sự Mậu Lương hầu Nguyễn Cảnh Núi, con thứ năm Thái Phó Tấn Quốc Công.
(Đời thứ 6)
11. Thự Vệ sự Nghĩa Võ hầu Nguyễn Cảnh Điển, con thứ sáu Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
12. Tham Đốc Thần Vũ Tứ vệ Quân sự vụ Phúc nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đoan, con thứ tám Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
13. Vạn Lộc hầu Nguyễn Cảnh Yên, con thứ chín Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
14. Thịnh Mỹ hầu Nguyễn Cảnh Biền, con thứ mười Thái Phó Tấn Quốc Công. (Đời thứ 6)
15. Thự Vệ sự Dương Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đại, con trưởng Thư quận Công. (Đời thứ 7)
16. Phấn Uy hầu Nguyễn Cảnh Tường, con Dương Nghĩa hầu. (Đời thứ 8)
17. Trí Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Cái, con trưởng Thắng quận công. (Đời thứ 8)
18. Ân Dương hầu Nguyễn Cảnh Phùng (Tự Quyền), con Trí Nghĩa hầu. (Đời thứ 9)
19. Hội triều hầu Nguyễn Cảnh Lĩnh, con Ân Dương hầu. (Đời thứ 10)
20. Thuận Trung hầu Nguyễn Cảnh Việt, con trưởng Hội triều hầu. (Đời thứ 11)
21. Dũng Võ hầu Nguyễn Cảnh Chinh, con thứ chín Hội Triều hầu. (Đời thứ 11)
22. Thiếu Thiêm hầu Nguyễn Cảnh Ư'ng, con trai trưởng Thuận Trung hầu. (Đời thứ 12)
23.  Thước Võ hầu Nguyễn Cảnh Trữ, con thứ hai Thiếu Thiêm hầu. (Đời thứ 13)
24. Đô chỉ huy sứ Ngọc Phái hầu Nguyễn Cảnh Tiều, con thứ năm Thiếu Thiêm hầu. (Đời thứ 13)
25. Luyến Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Thức, con thứ bảy Thiếu Thiêm hầu. (Đời thứ 13)
26. Yển Đức hầu Nguyễn Cảnh Lan, con thứ tư Thuận Trung hầu. (Đời thứ 12)
27. Hậu Đức hầu Nguyễn Cảnh Độ, con trai trưởng Yển Đức hầu. (Đời thứ 13)
28. Chương Nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Tính, con cháu Yển Đức hầu.
29. Nghiêm Đức hầu Nguyễn Cảnh Hưng, con cháu Yển Đức hầu. (Chi Nghi Long)
30. An Trung hầu tự Hữu Chấp, con cháu Thuận trung hầu. (Chi Minh Thành)
31. Thự vệ sự, Yên thọ hầu Nguyễn Cảnh Đường, con thứ hai Liêu quận công. (Đời thứ 9)
32. Cai hợp hầu Nguyễn Cảnh Trân, con Yên thọ hầu. (Đời thứ 10)
33. Vĩnh thọ hầu Nguyễn Cảnh Thung, con thứ ba Liêu quận công. (Đời thứ 9)
34. Thọ tường hầu Nguyễn Cảnh Nông, con thứ tư Liêu quận công. (Đời thứ 9)
35. Tham đốc Hán dương hầu Nguyễn Cảnh Lương, con thứ tư Thắng quận công. (Đời thứ 8)
36. Bính võ hầu Nguyễn Cảnh Vinh, con trai trưởng Hán dương hầu. (Đời thứ 9)
37. Hoạt lộc hầu Nguyễn Cảnh Hợi, con Miên tường bá, cháu Bính võ hầu. (Đời thứ 11)
38. Đạt đức hầu Nguyễn Cảnh Tường, con cháu Hán dương hầu.
39. Nguyên ngọc hầu Nguyễn Cảnh Thung, con cháu Hán dương hầu.
40. Nhị đức hầu Nguyễn Cảnh Nhị, con cháu Hán dương hầu.
41. Cẩm, thuỵ hầu Nguyễn Cảnh Kỳ, con thứ năm Thắng quận công. (Đời thứ 8)
42. Phú thuận hầu Nguyễn Cảnh Lâm, con thứ sáu Thắng quận công. (Đời thứ 8)
43. Đông yên hầu Nguyễn Cảnh Thuyên, con thứ bảy Thắng quận công. (Đời thứ 8)
44. Luân mỹ hầu Nguyễn Cảnh Nghi, con thứ tám Thắng quận công. (Đời thứ 8)
45. Triêm lộc hầu Nguyễn Cảnh Hoành, con Luân mỹ hầu. (Đời thứ 9)
46. Dĩnh xuyên hầu Nguyễn Cảnh Khuê, con thứ chín Thắng quận công. (Đời thứ 8)
47. Phú nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Đống, con thứ mười Thắng quận công. (Đời thứ 8)
48. Thuận nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Thụ, con thứ mười một Thắng quận công. (Đời thứ 8)
49. Thuận mỹ hầu Nguyễn Cảnh Đang, con thứ mười hai Thắng quận công. (Đời thứ 8)
50. Lương tài hầu Nguyễn Cảnh Diện, con trai Thắng quận công. (Đời thứ 8)
51. Thọ lộc hầu Nguyễn Cảnh ..............., con trai trưởng Lỵ quận công. (Đời thứ 8)
52. Tường trung hầu Nguyễn Cảnh Sử, con thứ hai Lỵ quận công. (Đời thứ 8)
53. Hiển nghĩa hầu Nguyễn Cảnh Ất, con thứ tư Thư Quận công. (Đời thứ 7)
54. Hương khê hầu Nguyễn Cảnh Hiến, con trai trưởng Hiển nghĩa hầu. (Đời thứ 8)
55. Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ Võ sơn hầu Nguyễn Cảnh Nhan, con thứ hai Hương khê hầu.
(Đời thứ 9)
56. Cẩâm lĩnh hầu Nguyễn Cảnh Lộc, con Đông triều Quận công Nguyễn Thời Đang. (Đời thứ 10)
57. Thọ lĩnh hầu Nguyễn Cảnh Định, nhánh Hiển Nghĩa hầu (Đời thứ 14)
58. Trạch lâm hầu Nguyễn Cảnh ............, con trai trưởng Thịnh Quận công. (Đời thứ 9)
59. Vị triều hầu Nguyễn Cảnh ........., con cháu Thịnh Quận công.
60. Hiền lệ hầu Nguyễn Cảnh............
61. Thuận vị hầu Nguyễn Cảnh Diên, con cháu Thịnh Quận công.
62. Đô xung hầu Nguyễn Cảnh Lương, con Hào Quận công. (Đời thứ 7)
63. Thự vệ sự Xuân lan hầu Nguyễn Cảnh Dương, con trai trưởng Trung Quận công. (Đời thứ 6)
64. Tham đốc Triều lâm hầu Nguyễn Cảnh Lễ, con Xuân Lan hầu. (Đời thứ 7)
65. Phú thọ hầu Nguyễn Cảnh .........., con Triều lâm hầu. (Đời thứ 8)
66. Chánh đội trưởng Trình lăng hầu Nguyễn Cảnh Thụ, con Phú thọ hầu. (Đời thứ 9)
67. Bân trung hầu Nguyễn Cảnh .........., con cháu Trung Quận công. (Chi Thuận sơn).
68. Phó nham hầu Nguyễn Cảnh Yên, con Cường Quận công. (Đời thứ 6)
69. Triều nhân hầu Nguyễn Cảnh Nghĩa, con trai trưởng Phó nham hầu. (Đời thứ 7)
70. Đại trung hầu Nguyễn Cảnh Dưỡng, con thứ ba Phó nham hầu (Đời thứ 7).
71. Nhưng trạch hầu Nguyễn Cảnh Dong cháu bốn đời Phó nham hầu. (Đời thứ 7)
72. Thọ tài hầu Nguyễn Cảnh Lịch, con thứ hai Lập quận công. (Đời thứ 6)


Text Box: Trung điện ĐÒn thờ Đức Hoàng Hưu tại Thanh Chương.
Tước Bá.
1.     Hiển phù bá Nguyễn Cảnh Đính con thứ hai Hội triều hầu. (Đời thứ 11)
2.     Hiệu uý Thuần võ bá Nguyễn Cảnh Tề con thứ hai Thuận trung hầu. (Đời thứ 12)
3.     Miễn võ bá Đô chỉ huy sứ Nguyễn Cảnh Sum (Truy) con trai trưởng Thiếu thiêm hầu. (Đời thứ 13)
4.     Dự võ bá Nguyễn Cảnh Dự, con trai trưởng Miễn võ bá. (Đời thứ 14)
5.     Triêm võ bá Nguyễn Cảnh Lựu con thứ ba Thiếu thiêm hầu. (Đời thứ 13)
6.     Trạch võ bá Nguyễn Cảnh Câu con thứ tư Thiếu thiêm hầu. (Đời thứ 13)
7.     Giai võ bá Nguyễn Cảnh Huyên con thứ sáu Thiếu thiêu hầu. (Đời thứ 13)
8.     Vĩnh võ bá Nguyễn Cảnh Vực, con cháu Can tổng Nguyễn Cảnh Thuần.
9.     Thiểm tài bá Nguyễn Cảnh Hoà, con Cai hợp hầu. Nhánh Liêu quận, đời thứ 11
10. Sử tài bá con trai trưởng Hương khê hầu. (cháu đích tôn Hiển Nghĩa hầu, đời thứ 9)
11. Phụng triều bá Nguyễn Cảnh Khoan, con Khâm lĩnh hầu. (Đời thứ 12)
12. Văn sùng bá Nguyễn Cảnh Sùng, con trai trưởng Phụng triều bá. (Đời thứ 13)
13. Thiện tài bá Nguyễn Cảnh Thiện, con thứ hai Phụng Triều bá.  (Đời thứ 13)
14. Nghiêm lương bá, con cháu Thịnh Quận công.
15. Chương võ bá tự Ôn trực con cháu Thịnh Quận công.
16. Miên tường bá Nguyễn Cảnh Cầm con Bính võ hầu, cháu Hán Dương hầu, đời thứ 10.
17. Hiệp Vũ bá Nguyễn Cảnh Hiệp, con cháu Dự Vũ Bá.
18. Bật Vũ bá Nguyễn Cảnh  Bật, con cháu Dự Vũ bá
19. Thạc võ bá Nguyễn Cảnh Thạc, con Thọ Lĩnh hầu, nhánh Hiển nghĩa hầu, đời 14.

Tước Tử.
1.     Cẩm lộc tử Nguyễn Cảnh Sang con thứ ba Hội triều hầu. (Đời thứ 11)
2.     Lai triều tử Nguyễn Cảnh Kỳ, con thứ năm Hội triều hầu. (Đời thứ 11)
3.     Phu chính tử Nguyễn Cảnh Đài, con thứ bảy Can tổng.
4.     Viên tử Nguyễn Cảnh Nghệ, con trai trưởng Triệu nhân hầu.
5.     Viên tử Nguyễn Cảnh Dòng, con thứ ba Triệu nhân hầu.

Tước Nam.
1.     Văn trung nam Triều liệt đại phu.
2.     Cẩm đường nam, con Văn trung nam.
3.     Đỗ lộc nam Nguyễn Cảnh Minh, con cháu Cường Quận công.


KHOA BẢNG.

Văn khoa.
Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân  Hoàng giáp Nguyễn Cảnh Thái
Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân Phó bảng Nguyễn Cảnh Cự.
(Chi Hiển Nghĩa Hầu, Đan Nhiệm, Nam Đàn)
Hương tuyển           Thái phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan.
                                    Nguyễn Cảnh Phong Luân hồ
                                    Nguyễn Cảnh Viện Đan nhiệm.
Hương cống                        Nguyễn Cảnh Thức - Đô lương.
(Cử nhân)                    Nguyễn Cảnh Tuyên - Đô lương
Nguyễn Doãn Văn - Đô lương
Nguyễn Ngọc Trác - Đô Lương.
Nguyễn Chương - Đan Nhiệm.
Nguyễn Du - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Tạo - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Trạch - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Ước - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Định - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Đỉnh - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Vinh - Đan Nhiệm.
Con cháu TriÒu liệt Đại phu
 
Nguyễn Cảnh Toàn - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Thành - Đô Lương
Nguyễn Cảnh Trung - Đô Lương.

Hiệu Sinh

(Tú tài)                        Hội triều hầu - Đô Lương.
Thuận trung hầu - Đô Lương.
Thiếu thiêm hầu - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Nhương - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Mỹ - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Thạch - Đô Lương.
Nguyễn Đức Khuê - Đô Lương.
Nguyễn Hữu Huyền - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Hạp - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Thường - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Nguyên - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Luận - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Xuân - Đô Lương.
Nguyễn Doãn Bính - Đô Lương.
Text Box: Huynh Đệ đồng khoa, chi Lai TriÒu TửNguyễn Thiện Tích - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Điền - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Điển - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Hưống - Đô Lương.
Nguyễn Cảnh Đồng - Chi thứ bảy Hội triều hầu.
Nguyễn Cảnh Hưng
Nguyễn Cảnh Tài
Nguyễn Cảnh Nhã - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Thụ - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Cán - Đan Nhiệm.
Nguyễn Thập Khải - Đan Nhiệm.
Nguyễn Cảnh Cầu - Thanh An.
Nguyễn Cảnh Triệu - Thanh An. (Cha con đậu đồng khoa)
Nguyễn Cảnh Lương - Xuân La.
Nguyễn Cảnh Phong - Xuân Liễu
Nguyễn Cảnh Ba
Nguyễn Cảnh Bốn (Hai anh em đậu đồng khoa)
Nguyễn Cảnh Định
Nguyễn Cảnh Địch
Nguyễn Cảnh Tuân
Nguyễn Cảnh Chương
(Con cháu Triều liệt đại phu - thuộc đại chi Trung Quận công).
Nguyễn Cảnh Giáp.
Nguyễn Cảnh Thu
Nguyễn Cảnh Lương.
Nguyễn Cảnh Thìn.
(Con cháu Can Thiếu khanh - thuộc Đại chi Cường Quận công).




Võ Khoa.
Tạo sĩ Thước võ hầu Nguyễn Cảnh Trữ khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
Phó bảng Nguyễn Cảnh Tuế thời Nguyễn.

Võ Cử.
Miễn võ bá Nguyễn Cảnh Sum khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
Triêm võ bá Nguyễn Cảnh Lựu khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
Trạch võ bá Nguyễn Cảnh Câu khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
Ngọc phái hầu Nguyễn Cảnh Tiều khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
Giai võ bá Nguyễn Cảnh Huyên khoa Giáp Ngọ triều Lê Cảnh Hưng.
(Cả 5 vị đều là con trai Thiếu Thiêm Hầu, thuộc đời thứ 13)



Bức đại tự Nhân Nghĩa Trung Cần tại Hạ điện Đền thờ Đức Thánh Thái Phó ở Dô lương. Do ông Nguyễn Trung Lục, nguyên chủ tịch Phủ Anh Sơn năm 1945 tặng dòng họ Nguyễn Cảnh năm 1995. Chụp tháng 4/2002.
 



Vị Hiệu.Tiên Tổ


1.       Tỵ tổ Triệu tiên hầu, Nguyễn Lương công, huý Lự, thuỵ Đông lĩnh phủ quân.
Tổ tỷ chính thất hiệu Hoà nhã nhũ nhân tâm linh.
2.       Sơ tổ gia phong Khai quốc suy trung dương nghĩa phụ quốc công thần, quản lĩnh thiết đột trung thánh dực tướng Diễn phúc hầu gia tặng Á Quận công Nguyễn Lương công, huý Luật, thuỵ Minh đức phủ quân.
Tổ tỷ chính thất hiệu Cần kiệm nhũ nhân tôn linh.
3.       Thuỷ tổ Lê triều gia phong Dương võ Uy dũng tán trị công thần, Hành hạ Nghệ an đạo Đô tổng binh sứ ty, Thiêm sự, Quản tri binh dân sự vụ, Vĩnh khánh hầu Nguyễn Lương công, huý Cảnh, thuỵ Liêm chính phủ quân.
Tổ tỷ Nguyễn thị hàng nhất hiệu Từ hiếu nhũ nhân tôn linh.
4.       Thái cao cao tổ Lê triều Dương võ dực vận tán trị công thần, Hành hạ Nghệ An đạo, Đô tổng binh sứ ty, Đô tổng binh sứ, quản binh dân sự vụ Bình Dương hầu tặng Phúc khánh Quận công. Nguyễn Lương công, huý Huy, thuỵ Huệ nhật phủ quân gia phong Dực bảo trung hưng linh phù đông trật Đoan phúc tôn thần.
Tổ tỷ Nguyễn thị hàng nhất hiệu Từ hiếu nhũ nhân tôn linh.
5.     Thái cao cao tổ Lê triều thuộc Thái sư viện khâm phụng tiền quân, Đô chỉ huy Chánh sứ lĩnh Trung nhuệ Tổng binh Phấn võ hầu, thuỵ Tương nghị phủ quân.
Tổ tỷ Đại thị Ngọc nương hiệu Từ uyển phu nhân tôn linh.
6.     a. Thái cao cao tổ Lê Trung hưng tướng công thần đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn Quận công, thuỵ Khiêm cẩn Nguyễn phủ quân, lịch triều gia phong Hùng nghị Khuông tế trạch dân, Hiển linh cương chính, Trạch dân phù vận, Hộ quốc yên dân, Hữu phúc phì hưu, Dương võ phù tộ, Hoàng hữu diễn khánh, Vị quốc tá tỵ, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công, phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, Khuông quất triệu tường, tuy phúc hùng tai, đại lược, toàn đạo địch quả bằng dực hiếu đức đăng trạch dân long trạch phổ huệ gia huống thuần hạ, dực vận cửu nghi điện quang tế hiển hữu hoàn mô tuấn vọng anh kỳ định triết hùng uy, duệ vong, tài dị nguy công hão đãng Đại vương, đoan lượng quan ý dực bảo trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
b.     Thái cao cao tổ Lê trung hưng tướng, tướng công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công, thuỵ khiêm cẩn Nguyễn phủ quân lịch triều gia phong chư tôn mỹ tự. Kim gia tặng Tuấn mại Cương trung Đoan lượng Quang ý Dực bảo trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
Tổ tỷ Chánh, á, trắc thất liệt vị chánh phẩm phu nhân tôn linh.
7.     Lê triều tán trị công thần Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Thự vệ sự Trung quân công, thuỵ Trung nghị Nguyễn tướng công gia phong trác vị Thượng đẳng tôn thần.
8.     Lê triều công thần Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Cẩm y vệ Đô chỉ huy huy sứ ty, Đô chỉ huy sứ đồng tri, Cường Quận công Nguyễn tướng công lịch triều gia phong quang ý Trung đẳng thần.
9.     Lê triều Dực vận tán trị công thần, Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân Thự vệ sự, Lập Quận công gia phong Trác vị Thượng đẳng tôn thần.
10. Lê triều Tả đô đốc phủ, Chưởng phủ sự, Mận Quận công, thuỵ Tiệp dũng Cương trung phủ quân.
11. Lê triều công thần Thự Vệ sự, thuỵ trung hầu, linh thành hoàng, gia phong Dực bảo trung hưng đoan trật đoan túc tôn thần.
12. Cao cao tổ Lê trung hưng Hiệp mưu Dương võ Dực vận tán trị uy dũng công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Nam quân Đô đốc phủ, Tả đô đốc, Thự phụ sự tri Thái y viện, Chưởng viện sự kiêm Tế sinh đường, Thái bảo Tả tư không, Thư Quận công Nguyễn tướng công, thuỵ Dũng Nghị phủ quân; lịch triều gia phong chư tôn mỹ tự, kim gia tặng Dực bảo Trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Nguyễn thị hàng tam hiệu Từ ái thị Trinh tiết thân hương phu nhân.
13. Lê triều Dực tấn Công thần Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Cẩm y vệ thự, Vệ sự, Hào Quận công Nguyễn tướng công, huý Cảnh Sơ tôn thần.
14. Lê triều công thần Thượng tướng quân, Cẩm y vệ Thự, Vệ sự, Phú nham hầu. Lịch triều sắc phong Dực bảo Trung hưng linh phù tôn thần.
15. Cao cao tổ Lê Trung hưng Hiệp mưu Dương võ Dực vận tán trị uy dũng công thần đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân Nam quân, Đô đốc phủ, Tả đô đốc, Thiếu phó, Tả tư mã Phò mã, Thắng Quận công Nguyễn tướng công, thuỵ Anh nghị; lịch triều gia phong Trung nghị Hùng uy Địch phỉ Đoan túc. Kim gia tặng Dực bảo trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ chính thất Công chúa Trịnh thị Ngọc Thanh thượng phẩm phu nhân.
 A' thất Nguyễn thị ngọc Tôn, Hà thị Ngọc chính phẩm phu nhân liệt vị tôn linh.
17. Lê triều dực vận tán trị công thần, Triều liệt đại phu, Tham tán quốc trụ, Thượng tướng quân thăng trụ Kinh bắc hao tôn Võ hiển điện đại học sĩ Cẩm y vệ Đô xung hầu, thuỵ Võ dũng Nguyễn tướng công tôn thần. (Con Hào Quận Công).
18. Cao cao tổ Lê triều tán trị công thần, sắc thụ Chánh đội trưởng Trí nghĩa hầu Nguyễn tướng công, thuỵ Thất hậu phủ quân. Kim gia tặng Dực bảo trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Lê thị phu nhân tôn linh.
19. Lê trung hưng Hiệp mưu dương võ, ưu dực vận tán trị công thần, đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Trung quân, Đô đốc phủ, Tả đô đốc Phó tướng Liêu Quận công, gia phong Dực bảo Trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ chính, á phẩm liệt vị phu nhân tôn linh.
20. Cao cao tổ Lê triều dực vận tán trị công thần, sắc thụ Chánh đội trưởng Ân dương hầu, Nguyễn tướng công, thuỵ Liêm cẩn phủ quân. Kim gia tặng Dực bảo Trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Nguyễn thị Thất dương tôn linh.
21. Cao cao tổ Lê triều dực vận tán trị công thần, sắc thụ Mẫu lâm lang, Hoàng kiền điện, Thiếu khanh. Đặc tứ phong Gia hành Hành hạ đại phu Lương sơn, Hưng hoá đẳng xứ, Tán trị Thừa chánh sự ty, Thừa chánh sứ, Hội triều hầu Nguyễn tướng công, thuỵ Phương trực phủ quân. Kim gia tặng Dực bảo trung hưng Trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Nguyễn Quí thị, đặc tứ phong Ấm hiệu Tĩnh nhân Qui tiên tôn linh.
22. Lê triều Dực tán công thần. Gia Hành hạ đại phu Lương sơn Hưng hoá đẳng xứ Tán trị Thừa chánh sứ ty, Chánh khanh, Thuận trung bá, Nguyễn tướng công, thuỵ Cẩm phong Cương nghị phủ quân. Kim gia tặng Dực bảo trung hưng Trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Đặng thị hàng nhị hiệu Mẫn thục phu nhân tôn linh.
 A' thất, trắc thất, thứ thất liệt vị phu nhân tôn linh.
23. Cao cao tổ Lê trung hưng công thần Giáp dần ân khoa Hiệu sinh, sinh đồ. Chi thụ Thiêm sự viện Thiếu thiêm sự Nguyễn Lương công, thuỵ Hùng lược phủ quân. Kim gia phong Bản cảnh thành hoàng linh ứng, gia tặng Diệu cảm mặc phu, chương hiển đôn ngưng quang ý dực bảo trung hưng trác vị Thượng đẳng tôn thần.
 Tổ tỷ Chánh thất Nguyễn thị hàng tứ hiệu Từ chất tôn linh.
 A' thất Nguyễn thị hàng ngũ hiệu Mẫn thục phu nhân.
 Trắc thất Nguyễn thị hàng nhất hiệu Tuyên từ nhũ nhân.
 Nguyễn thị hàng tứ hiệu Từ khiết nhũ nhân.
 Nguyễn thị hàng nhị hiệu Trinh thục nhũ nhân.
 Hậu thần Trần thị hàng nhất hiệu Hoà nhã nhũ nhân.
     Nguyễn thị hàng ngũ hiệu Xảo tuệ nhũ nhân.
     Nguyễn thị hàng nhất hiệu Từ hoà nhũ nhân.
     Nguyễn thị hàng nhất hiệu từ thiện nhũ nhân quán tại Phú xuân kinh chủ tôn linh.






Bức Đại tự trong gian Trung điện ĐÒn thờ
Đức thánh Thái Phã ở Đô Lương.
 

Các đạo Sắc phong


Thái phó
Tấn Quận công.

1.     Vĩnh tộ bát niên (1626) tam nguyệt thập tứ nhật.
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ Thượng thư Thái phó Tấn Quận công, thuỵ Khiêm cẩn phủ quân Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân phù vận đại vương cao khoa tướng tướng hiển sĩ công khanh quân Nghiêu Thuấn thế Đường Ngu, kiêm tương sự nghiệp phú văn chương hàn đức hanh bưu bính huân danh chính quyền phương hữu sở qui tự điển hạt minh tái cử vi triều đình nghị kiến lập thế tử dị trùng quốc bản sự quan trọng đại. Ư'ng gia phong khả quan phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn Quốc công Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân đại vương. Có sắc.
2.     Đức long tứ niên (1632) tam nguyệt, nhị thập cửu nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu đại vương. Có sắc.
3.     Đức long ngũ niên (1633) ngũ nguyệt, nhị thập thất nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu dương võ phù tộ đại vương. Có sắc.
4.     Đức long ngũ niên (1634) ngũ nguyệt, nhị thập tứ nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu dương võ phù tộ hoằng hưu hành khánh đại vương. Có sắc.
5. Dương hoà tam niên (1637) tam nguyệt, nhị thập thât nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu dương võ phù tộ hoằng hưu hành khánh vị quốc tá tịch đại vương. Có sắc.
6.     Dương hoà ngũ niên (1639) bát nguyệt nhị thập lục nhật
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trựcđại vương. Có sắc.
7.     Dương hoà bát niên (1642) bát nguyệt nhị thập lục nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ, hiển đức phong công đại vương. Có sắc.
8.     Phúc thái ngũ niên (1647) tứ nguyệt nhị thập lục nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, long trạch phổ tuệ gia chức thuần cổ đại vương. Có sắc.
9.     Khánh đức tứ niên (1652) nhị nguyệt thập cửu nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương đại vương. Có sắc.
10. Thịnh đức tam niên (1655) thất nguyệt sơ lục nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng khuông quốc triệu tướng đại vương. Có sắc.
11. Thịnh đức tứ niên (1656) ngũ nguyệt nhuận thập tam nguyệt.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng khuông quốc triệu tướng tuy phúc hùng tài, đại lược đại vương. Có sắc.
12. Thịnh đức ngũ niên (1657) cửu nguyệt thập nhất nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng khuông quốc triệu tướng tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực hiếu đức đại vương. Có sắc.
13. Vĩnh thọ tam niên (1660) thật nhất nguyệt, nhị thập nhất nguyệt.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân đại vương. Có sắc.
14. Vĩnh thọ tứ niên (1661) thập nhất nguyệt thập cửu nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ đại vương. Có sắc.
15. Cảnh trị bát niên (16 ) tứ nguyệt thập bát nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ. Gia chúc thuần cổ dực vận cử ny đại vương. Có sắc.
16. Dương đức tam niên (1674) thất nguyệt nhị thập cửu nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ, thuần cổ dực vận cử ny, tuyên điện quang tế đại vương. Có sắc.
17. Chính hoà tứ niên (1683) thất nguyệt, nhị thập cửu nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ, thuần cổ dực vận cử ny, tuyên điện quang tế, hiển hữu hoằng mô đại vương. Có sắc.



Cảnh tÕ lễ Rằm tháng 3, Nhâm Ngọ 2002
Tại ĐÒn thờ Thái Phã tại Đô Lương.
 



 



18. Vĩnh thịnh nhị niên (1706) thập nhị nguyệt, sơ thập nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ, thuần cổ dực vận cử ny, tuyên điện quang tế, hiển hữu hoằng mô, tuấn võng anh kỳ, địch triết hùng uy đại vương. Có sắc.
19. Vĩnh thịnh lục niên (1710) bát nguyệt, sơ thập nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ, thuần cổ dực vận cử ny, tuyên điện quang tế, hiển hữu hoằng mô tuấn võng anh kỳ đại vương. Có sắc.

20. Cảnh hưng nguyên niên (1740) thất nguyệt sơ tứ nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả phùng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch tấn huệ đại vương. Có sắc.
21. Cảnh hưng nguyên niên (1740) thất nguyệt nhị thập tứ nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công Địch triết hùng uy võng tài dị đại vương. Có sắc.
22. Cảnh hưng tứ niên (1743)thất nguyệt, nhị thập lục nhật.
...Ư'ng gia phong khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công Tích võng tài dị, nguy công hạo đãng đại vương. Có sắc.
23. Cảnh hưng tứ thập niên (1784) ngũ nguyệt, thập lục nhật.
Sắc đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Nguyễn phủ quân, Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, đoan quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công, phấn trí phù vương, vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả bằng dực, hiếu đức đăng tịch, trạch dân long trạch, phổ huệ gia chúc, thuần cổ đại vương, thục thiên sinh đức, duy nhạc tán giáng trần, phụ thế trưởng dân, tàng diệu kinh luân, thực dũng hạn đích, ngự hoạn vưu thần, tương hộ âm công, đoạn đằng hách luyến, anh thanh hạt bí, bao sùng vi hiệu, vi tự vương tiền phong vương vị lâm cư chính phu lễ hữu, đăng trật ứng gia phong khả gia phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả phùng dực, hiếu đức đăng tịch, trạch dân long trạch phổ huệ gia chúc, thuần cổ tán hoá điều nguyên đại vương. Có sắc.
24. Chiêu thống nguyên niên (1787) tam nguyệt, nhị thập nhị nhật.
...Ư'ng gia phong mỹ từ khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn Hùng nghị dũng lược, Khuông tế trạch dân, hiển linh cương chính trạch dân phù vận hộ quốc yên dân hữu phúc phì hưu, dương võ phù tộ, hoằng hưu hành khánh, vị quốc tá tịch, dực vận tán trị, thông minh chính trực, cương nghị dũng nhuệ hiển đức phong công phấn trí phù vương vận mưu trợ thắng, khuông quốc triệu tướng, tuy phúc hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả phùng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ gia chúc thuần cơ dực vận tán trị tuyên du quan tế hiển hữu hoằng mô, ứng vọng anh kỳ đại vương. Có sắc.
25. Cảnh thịnh tứ niên (1796) ngũ nguyệt, thập nhất nhật.
...Hoàng gia chỉ thừa lễ hữu đăng trật ứng gia phong mỹ từ tam tự khả gia phong:
Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công, thuỵ Khiêm cẩn phủ quân hùng tài, đại lược toàn đạo, địch quả phùng dực, hiếu đức đăng tịch trạch dân long trạch phổ huệ gia chúc thuần hộ tán tri dực vận huyên điện quang tế hiển hữu thần mô hiển liệt hồn huân địch triết hùng uy Tuấn vọng đại vương. Có sắc.
26. Minh mệnh nhị thập nhất niên (1810)
...Trực ngã Thánh tổ nhân hoàng đế ngũ ngũ tuần đại khánhkhâm phụng bảo chiếuđàm ân lễ long đăng trật tứ kim phì ưng. Cách mệnh diên niệm thần u khả gia tặng: Tuấn mại cương trung Trung đẳng thần nhưng chuẩn Lương sơn huyện, Đô lương xã, Trành thịnh thôn y cụ phụng tự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
27. Thiệu trị tứ niên (1844) tứ nguyệt, thập lục nhật.
...Sắc tuấn mại cương trung Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn phủ quân, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng tứ kim phì ưng Cách mệnh diên niệm thần ưu khả gia tặng: Tuấn mại cương trung đoan lượng Trung đẳng thần nhưng chuẩn Lương sơn huyện,Thanh hưu xã, Phú thọ thôn y cựu phụng tự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
28. Thiệu trị lục niên (1846) tam nguyệt, nhị thập nhất nhật.
...Sắc Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn phủ quân, thuỵ Khiêm cẩn chi thần hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng Minh mệnh nhị thập nhất niên chính trị Nhân hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết khâm phụng: Bảo chiếu đàm ân lễ long đặng trật tứ kim phì ưng Cách mệnh diên niệm thần ưu khả gia phong: Tuấn mại cương trung Trung đẳng thần nhưng chuẩn Lương sơn huyện,Thanh hưu xã, Phú thọ thôn y cựu phụng tự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
29. Thiệu trị lục niên (1846) tứ nguyệt, nhị thập lục nhật.
...Sắc Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần, hộ quốc tỷ dân niệm trứ tứ kim phì ưng. Cách mệnh diên niệm thần ưu khả gia phong: Tuấn mại cương trung đoan lượng Trung đẳng thần nhưng chuẩn Lương sơn huyện,Thanh hưu xã, Phú thọ thôn y cựu phụng tự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
30. Tự đức thất niên (1854) thất nguyệt nhuận sơ tứ nhật.
...Khả gia tặng Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần, kinh chuẩn hành sắc tặng.
31. Tự đức tam thập nhất niên (1877)
...Bảo chiếu đàm ân nhi thân tự điển nhưng chuẩn y cựu phụng tự thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai. (Tự đức ngũ tuần)
32. Tự đức tam thập tam niên (1879) thập nhất nguyệt, thập tứ nhật.
...Khả gia tặng Dực bảo trung hưng các đẳng thần.
33. Tự đức tam thập tam niên (1879) thập nhất nguyệt, nhị thập tứ nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn tòng tiền phụng tự Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần, diệu cảm mực phu chương hiển đôn ngưng thành hoàng linh ứng chi thần tiết kim ban cấp.
Sắc phong chuẩn kỳ phụng tự Tự đức tam thập tam niên chính trị trậm ngũ tuần đại khánh tiết kim ban bảo ân lễ long đẳng chuẩn hứu y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
34. Tự đức tam thập tam niên (1879) thập nhất nguyệt, nhị thập tứ nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Lương sơn huyện, Thanh hưu xã, Phú thọ thôn y cựu tòng tiền phụng tự Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn phủ quân, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần tiết kim ban cấp.
Sắc phong chuẩn kỳ phụng tự Tự đức tam thập tam niên chính tỵi trậm ngũ tuần đại khánh tiết kim ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đẳng chuẩn hứu y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
35. Đồng khánh nhị niên (1887) thất nguyệt, sơ nhất nhật.
...Sắc Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn phủ quân, thuỵ Khiêm cẩn Trung đẳng thần, hướng lai hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng tiết mộng ban cấp tặng sắc lưu tự tứ kim phì ưng cách mệnh diễn niệm thần hưu, khả gia tặng dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.
Sắc Lê trung hưng công thần Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn tôn thần nguyên phong Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng, kinh Tự đức niên gian lễ thần nghi thượng tứ kim phì thừa tiên chí diến niệm thần hưu trước gia phong trác vị Thượng đẳng thần.
36. Thành thái nhị niên (1890) nhị nguyệt nhị thập nhị nhật.
Sắc Lê trung hưng công thần Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn tôn thần nguyên phong Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý, dực bảo trung hưng Trung đẳng thần, hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng, kinh Tự đức niên gian thần nghị thượng tứ kim phì thừa tiên chí diến niệm thần hưu trước gia phong trác vị Thượng đẳng thần. Chuẩn Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai
37. Duy tân tam niên (1909) bát nguyệt, thập nhất nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Phú thọ thôn y cựu tòng tiền phụng tự Tuấn mại cương trung đoan lượng quang ý Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Thượng đẳng thần tiết kinh ban cấp.
Sắc phong chuẩn kỳ phụng tự Duy tân tam tấn quang đại lễ kim ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đẳng chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
38. Khải định cửu niên (1924) thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn tòngtiền phụng tự nguyên tặng Anh mãi cương trung đoan lượng quang ý trác vị dực bảo trung hưng Lê triều công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn Quốc công trước, thuỵ Khiêm cẩn Nguyễn Thượng đẳng thần hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng tứ kim phì ưng tiết kinh ban cấp, sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trận tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đăng chuẩn y cựu phụng sự dung chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
39. Khải định cửu niên (1924) thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Thanh lưu xã, Phú thọ thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Anh mãi cương trung đoan lượng quang ý trác vị dực bảo trung hưng Lê triều công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Thái phó Tấn quốc công trước, thuỵ Khiêm cẩn Nguyễn Thượng đẳng thần hộ quốc tỷ dân nậm trước linh ứng tứ kim phì ưng tiết kinh ban cấp, sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trận tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đăng chuẩn y cựu phụng sự dung chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.

Thượng tướng quân
 Trung Quận công.
Bảo đại thập bát niên (1943) bát nguyệt thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Phương liên thôn Nguyễn Cảnh tộc tòngtiền phụng sự Lê triều tán trị công thần đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Thự Vệ sự Trung Quận công, thuỵ Trung nghị Nguyễn tướng công tôn thần nậm trước linh ứng tứ kim phì thừa.
Cách mệnh diên niệm thần hưu trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ kỷ thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Thái bảo Tả tư không
Thư Quận công.
1. Thành thái nhị niên (1890) nhị nguyệt, nhị thập nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn phụng tự Thái bảo Tả tư không Thư Quận công chi thần nậm trước linh ứng hướng lai vị ứng dự phong tứ kim phì thừa cách mệnh diên niệm thần hưu phong vi dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
Text Box: Cảnh voi ngựa tại sân đÒn thờ Thái Phã (Đô Lương) 
Rằm Tháng 3 Nhâm Ngọ.




2.     Thành thái lục niên (1894) cửu nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Lê triều dực tán công thần Thái bảo Tả tư không Thư Quận công tôn thần hộ quốc tỷ dân kinh cai tỉnh thần hội tứ kim phì, thừa cách mệnh diên niệm thần hưu trước phong vị trác dực bảo trung hưng Thượng Thượng đẳng thần.
3.     Thành thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Lê triều dực tán công thần Thái bảo Tả tư không Thư Quận công tôn thần hộ quốc tỷ dân kinh cai tỉnh thần hội thượng tứ kim phì, thừa cách mệnh diên niệm thần hưu trước phong vị trác dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần chuẩn Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Thiếu phó Tả tư mã
Thắng Quận công.
1.     Đồng khánh nhị niên (1887) thất nguyệt, sơ thất nhật.
...Sắc Lê triều dực tán công thần Thiếu phó Tả tư mã Thắng Quận công chi thần hộ quốc tử dân nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong tứ kim phì thừa cách mệnh thần hưu trước phong vị Đoan túc dực bảo trung hưng chi thần.
2.     Thành thái lục niên (1894) cửu nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn phụng sự Thiếu phó Tả tư mã Thắng Quận công chi thần hộ quốc tỉ dân nậm trước linh ứng hướng lai vị hữu dự phong tứ kim phì thừa cách mệnh thần hưu trước phong vị Đoan túc dực bảo trung hưng chi thần chuẩn nhưng cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
3.     Thánh thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Lê triều dực tán công thần Thiếu phó Tả tư mã Thắng Quận công hộ quốc tỉ dân nậm trước linh ứng kinh cai tỉnh thần hội thượng tứ kim phì thừa cách mệnh thần hưu trước phong vị Trác vị dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.
Chuẩn Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Phó tướng Tả đô đốc
Liêu Quận công.
1.     Đồng khánh nhị niên (1887) thất nguyệt, sơ nhất nhật.
...Y Tràng thịnh thôn phụng sự Phó tướng Tả đô đốc Liêu Quận công chi thần nậm trước linh ứng hướng lai vị hữu dự phong tứ kim phì thừa cách mệnh thần hưu trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần chuẩn nhưng cựu phụng sự.
2.     Thánh thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Lê triều dực tán công thần Phó tướng Tả đô đốc Liêu Quận công tôn thần hộ quốc tỷ dân, nậm trước linh ứng, kinh cai tỉnh thần, hội thượng kim phì, thừa cách mệnh thần hưu trước phong vị Trác vị Thượng đẳng thần.

Trí nghĩa hầu
Thành thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn phụng sự Lê triều dực vận tán trị công thần Trí nghĩa hầu chi thần nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong phong tứ kim phì, thừa cách mệnh trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Chuẩn nghinh cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Phú nghĩa hầu
Thành thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Tràng thịnh thôn phụng sự Lê triều dực vận tán trị công thần Phú nghĩa hầu chi thần nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong phong tứ kim phì, thừa cách mệnh trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần.

Ân dương hầu
1. Thành thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn phụng sự Lê triều dực vận tán trị công thần Ân dương hầu chi thần nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong phong tứ kim phì, thừa cách mệnh trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần.
2.     Khải định cửu niên (1924) thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng Dực bảo trung hưng linh phù Lê triều dực vận tán trị công thần Ân dương hầu tôn thần hộ quốc tỷ dân, nậm trước linh ứng triết mông.
Ban cấp phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trậm tứ tuân đại khánh kinh ban bảo chiếu đàn âm lễ long đăng trật trước gia tặng Đoan túc tôn thần đặc chuẩn phụng sự dũng chí quốc khánh nhi thần từ điển. Khâm tai.

Hội triều hầu.
1. Thành thái thập lục niên (1904) thập nhất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn phụng sự Lê triều dực vận tán trị công thần Hội triều hầu chi thần nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong phong tứ kim phì, thừa cách mệnh trước phong vị thần hưu trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần chuẩn nghinh cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
2.     Khải định cửu niên (1924) thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng dực bảo trung hưng linh phù Lê triều dực vận tán trị công thần Hội triều hầu tôn thần hộ quốc tỷ dân, nậm trước linh ứng triết mông.
Ban cấp phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trậm tứ tuân đại khánh kinh ban bảo chiếu đàn âm lễ long đăng trật trước gia tặng đoan túc tôn thần đặc chuẩn phụng sự dũng chí quốc khánh nhi thần từ điển. Khâm tai.

Thành hoàng
Nguyễn lương công.
Bảo đại thập bát niên (1943) bát nguyệt thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô Lương xã, Trành thịnh thôn phụng sự Đô lĩnh thành hoàng chi nậm trước linh ứng tứ kim phì thừa, con cháu án mệnh diên niệm thần hưu trước phong vị dực bảo trung hưng phù chi thần. Chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.

Luyến nghĩa hầu.
Bảo đại thập bát niên (1943) bát nguyệt thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô Lương xã, Trành thịnh thôn phụng sự lê trung hưng dực tán công thần Luyến nghĩa hầu Nguyễn tướng công chi thần nậm trứ linh cống tứ kim phì, cách mệnh diến niệm thần hưu trước phong vị dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ kỷ thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tài.

Chương nghĩa hầu.
1. Thành thái nhị niên (1890) nhị nguyệt, nhị thập nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Lương sơn huyện, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn phụng tự Cố lê Chương nghĩa hầu chi thần nậm trước linh ứng hướng lai vị ứng dự phong tứ kim phì thừa cách mệnh diên niệm thần hưu phong vi dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tướng hữu bảo ngã lê dân. Khâm tai.
2.     Khải định cửu niên (1924) thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.
...Sắc Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô lương xã, Nghiêm thắng thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng dực bảo trung hưng linh phù Cố lê Chương nghĩa hầu thần hộ quốc tỷ dân, nam trước linh ứng triết mông.
Ban cấp phong chuẩn hứa phụng sự tứ kim chính trị trậm tứ tuân đại khánh kinh ban bảo chiếu đàn âm lễ long đăng trật trước gia tặng đoan túc tôn thần đặc chuẩn phụng sự dũng chí quốc khánh chi thân từ điển. Khâm tai.



Sắc phong chung.
Thành thái tam niên (1891) bát nguyệt thập nhất nhật.
...Sắc chỉ Nghệ an tỉnh, Anh sơn phủ, Đô Lương xã, Trành thịnh thôn phụng sự:
Tuấn mãi cương trung đoan lượng quan ý trác vị dực bảo trung hưng Lê trung hưng công thần Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Thượng đẳng thần.
Trác vị dực bảo trung hưng dực tán công thần Thái bảo tả tư không Thư Quận công Nguyễn Thượng đẳng thần.
Trác vị dực bảo trung hưng dực tán công thần Thiếu phó Tả tư mã Thắng Quận công Thượng đẳng thần.
Diệu cảm mạc phu chương hiển đôn ngưng dực bảo trung hưng linh phù Đô lĩnh Thành hoàng chi thần.
Dực bảo trung hưng linh phù Đô lĩnh Thành hoàng chi thần.
Dực bảo trung hưng linh phù dực vận tán trị Phú nghĩa hầu chi thần tiết kinh ban cấp.
Sắc phong chuẩn kỳ phụng sự Duy tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
Duy tân tam niên (1909) bát nguyệt, thập nhất nhật.



Text Box: Ba chữ Hán "Túc Thanh Cao" trên cổng Tam quan đÒn thờ Thái Phã Tấn Quốc Công.
VĂN BIA
(Khắc tại bia đá đặt ngay trong sân của Đền thờ Đức Thánh Thái Phó)

Tôi được gặp họ Nguyễn vào mùa đông năm Giáp Ngọ có hỏi về cội nguồn thì họ cho biết rằng nguồn gốc vốn ở phường Thiên lý, huyện Đông triều về châu Hoan bắt đầu từ Triệu tiên hầu đến lúc phát tích ba ngôi mộ cổ:
Xứ có núi Sạ hương.
Xứ Cồn Vệ.
Xứ chùa Ngọc Nùng.
Ba đời truy phong tước hầu.
Thái Phó Tấn Quốc Công phò Lê Trung hưng được giao cầm quân đánh giặc, nổi danh một vị tướng tài kiêm văn võ, có nhiều công trạng, thủ tiết vì nghĩa lớn, đời hiếm có.
Sau khi mất, nhà Vua sai Quốc sư Hoà Chính cát táng vào xứ Chọ mây, núi Cấm. Nơi đây táng các vị tổ là Công, Hầu cũng nhiều.
Nhà vua sai lập đền thờ tại xã Đồng luân phụng tế. Qua các triều đại đều có gia phong mỹ tự, nay gia tặng trác vị Thượng đẳng thần.
Anh em ruột của Ngài gồm có:
Phấn Võ hầu, Trung Quận công, Cường Quận công, Lập Quận công.
Con Ngài có Thư Quận công, Hào Quận công, đem thiên binh về đền (miếu).
Cháu Ngài có Thắng Quận công, Lỵ Quận công.
Chắt chít trở xuống thì có Liêu Quận công, Tín Quận công đều là những người nối nghiệp về sau thì thế tập khanh, hầu, bá, tử...Các quan tước khoa bảng như Hương cống, Hiệu sinh. Triều nay có Tứ phẩm, Hoàng giáp chế khoa, Hương cử lân lư. Võ thì có Ngũ phẩm, Hội uý, Phó bảng...
Trước còn thờ ở châu (tỉnh) về sau làng Tràng Thịnh lập đền thờ các vị tiên liệt. Đền thượng do làng xây dựng. Còn đền trung, đền hạ do họ làm thêm.
Đến năm Cảnh Hưng, Hiệu sinh Thiếu thiêm sự ...các vị tổ có quan tước khoa bảng về thêm...
Nay sắc phong tới 16 đạo được phụng tế ngày kỵ và xuân thu thường tự. Ngoài ra cứ 10 năm có một lần sự lễ. Từ xưa...người đông lại xa. Chi Đô Lương thờ phụng ở đền thờ địa phương. Nhân ngày lễ hàng năm, họ bàn với nhau việc tế tự có nghi phẩm ruộng đất nên quyên góp con cháu có hảo tâm lấy tiền tài và ruộng vườn đó làm quĩ tế tự lâu dài.
Tôi nghe vậy nói rằng: Đẹp thay đức sáng xa xưa, người gánh vác việc nước là Tấn quốc công phò nhà Lê chống lại nhà Mạc đường đường đại tiết như cây đại thụ ở rừng xanh, tiếng tăm hiển hách do trung nghĩa có; gọi là đức dày lưu mãi về sau. Hậu thế được mang cân đai áo mão, tước lộc vinh quy há chẳng suy nghĩ gì cả hay sao ?
Thật đáng làm gương cho thiên hạ vậy. Nên phải miếu đền phụng sự lâu dài.
Nay ghi chép những người cúng ruộng vườn xứ sở tại ... bên trái, bên phải của bia.
Ngày tốt mạn hạ năm Ất mùi Thành thái thứ bảy (1895).
Vạn sinh Cử nhân Yên đình Nguyễn Thái viết.
Tử vũ hồi hưu Thái Ngô Trường kính kiểm.
Bố chính sứ tỉnh nhà Phạm Tử Tiến Phượng xuyên duyệt.
Tổng biện quan viên phụ:
Giám biện: Nguyễn Ninh, Nguyễn Hành, Nguyễn Chiêm, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Lãng, Nguyễn Chấn, Nguyễn Vân phụng tả.
Tạc bia: Tú tài Nguyễn Đỉnh.
Con trưởng Nguyễn Cảnh Định.

Tấm bia đá tại ĐÒn thờ Thái Phã Tấn Quốc Công ở Đô Lương. Chụp tháng 4/2002
 

---------

Vi tính: Nguyễn Cảnh Bình - Con Ông Nguyễn Cảnh Thứ.

Chi Can Hầu Thiêm

Hà Nội tháng 4 năm 1998.
Địa chỉ: 303 B13 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

 



















Phụ lục 

CÁC DIỄN CA VỀ NĂM VỊ THÁNH TỔ

Mùa thu năm Kỷ Tỵ (1989) hai vị Song Tùng và Nguyễn Cảnh Thuyết đã hoàn thành bản thảo tập thơ song thất lục bát gồm 1539 câu để diễn ca cuốn gia phả tập I: "HOAN CHÂU KÝ". Tập thơ đã được in tại Hà Nội năm 1990 với nhan đề: "Thiên nam liệt truyện Nguyễn Cảnh Thị". Đây là một đóng góp  đáng ghi nhận của hai vị đối với dòng họ ta.
Vào mùa xuân Nhâm Thân này (1992), vị Nguyễn Cảnh Em thuộc chi Hiến Nghĩa Hầu, một cán bộ văn hoá về hưu ở xã Lạc Sơn lại có sáng kiến sáng tác ra các bài diễn ca dễ thuộc, dễ nhớ tóm tắt về công lao to lớn và đạo đức tuyệt vời của năm vị thánh Tổ dùng để đọc lên trong các buổi cúng tế sau đây:

1-     Phúc Khánh quận công Nguyễn Cảnh Huy.
2-     Thái phó Tấn quốc công binh bộ thượng thư Nguyễn Cảnh Hoan.
3-     Thái bảo Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên.
4-     Phò mã đô uý Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà.
5-     Phó tướng phò mã Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế.

Với tấm lòng thành kính ngưỡng mộ đối với các đấng tiên tổ, bằng những lời thơ giản dị trong sáng giàu vần điệu và gợi cảm của thể thơ song thất lục bát tác giả đã giúp con cháu dễ nhớ dễ thuộc về công lao to lớn và đạo đức cao cả của năm vị Tiên, Tổ. Hàng năm đến ngày giỗ Tổ, con cháu của các chi có thể cử người tốt giọng ngâm lên, cùng nhau ôn lại để càng tự hào về quá khứ oanh liệt của các vị thánh Tổ và giữ vững quyết tâm, ý chí để vững bước đi lên xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Ban phổ kí và tác giả tạm gọi tập thơ nhỏ này là: “Uống nước nhớ nguồn” và trân trọng giới thiệu với con cháu toàn dòng họ Nguyễn cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét