Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

ĐỜI THỨ 8

Đời thứ tám

Trí Nghĩa Hầu
NGUYỄN CẢNH CÁI
(VIII-A)

          Ngài tên là Nguyễn Cảnh Cái (còn có tên là Nguyễn Cảnh Hạp) là con trưởng của Thiếu phó phò mã Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà.
          Ngài sinh năm 1596. Ngày tháng sinh không rõ.
Mẹ ngài là con gái của Đại  thần Tả tư mã Quận công Phạm Trà, quê ở xã Đại Lộc, huyện Yên Định.
          Ngài sinh ra và lớn lên trong một gia đình đã liên tục bốn đời Đại thần của nhà Lê, nên đã tiếp thu truyền thống nhân nghĩa, hiếu học và lòng trung với nước của cha ông. Ngài là người trí dũng hơn người.
          Trong những năm chinh chiến bảo vệ triều đình Nhà Lê, ngài nằm dưới sự chỉ huy của cha là Thắng thiếu phó Nguyễn Cảnh Hà, đã cùng cha và các em như Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế lập nhiều công trạng trong chiến tranh tiêu diệt nhà Mạc, chống lại các biến cố trong triều Lê, Trịnh.
Ngài được phong tước vị Trí Nghĩa Hầu. 
          Ngày 6 tháng 9 năm Ất dậu (1645), cha Ngài là Thiếu phó Thắng quận công Nguyn Cnh Hà mất. Ngài là con trưởng, nhận chiếu chỉ của vua Lê cùng triều thần đưa thi hài cha về mai táng tại quê nhà.      
           Năm 1646, vua Lê Chân Tông Thuận Hoàng đế và chúa Trịnh Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đã cho mời vào phủ đường căn dặn mười một anh em Ngài rằng:
Gia đình nhà ngươi làm bề tôi đã ba bốn đời rồi, một lòng trung nghĩa giúp rập quốc gia, bên trong thì phò vua chúa,  bên ngoài thì chống giặc nghịch, lập được nhiều công lao to lớn. Thân phụ các người tuổi cao, vào triều đình chưa được bao lâu,  nay đã tạ thế, ta vô cùng  thương tiếc. Nay các người đem số binh dân bốn huyện Nam đường, Chân phúc, Thanh Miện, Phù dung đã cấp trước đây chia cho con cháu để cùng hưởng ân huệ”.
          Ngài vốn công bằng, nhân nghĩa và trung tâm đoàn kết trong họ tộc. Sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn cuối thời kỳ chiến tranh Lê, Trịnh với Mạc. Nhà Mạc tuy còn chiếm cứ Cao Bằng, nhưng về căn bản đã bị nhà Lê tiêu diệt, nước Việt nam đã có sự thống nhất trên hình thức của triều Lê Trung Hưng song chúa Trịnh ngày càng lộng hành.
          Tuy nhiên, ở phía Nam sau sự kiện Đoan Quận công Nguyễn Hoàng đưa quân vào trấn thủ Thuận hoá bất phục nhà Lê, cuộc phân chia Trịnh Nguyễn đã manh nha hình thành nhưng chưa nổ ra chiến tranh gay gắt. Chúa Nguyễn ở trong Nam củng cố chính quyền từ bờ nam sông Gianh cho đến Bình định, vì loạn lạc dân chúng chạy vào Nam nên có điều kiện mở rộng lãnh thổ nước ta vào vùng hoang hoá Nam bộ.
          Sau khi nhà Lê hoàn toàn tiêu diệt nhà Mạc, ở phía Bắc nước ta được yên hàn. Ngài Trí Nghĩa Hầu ra làm việc trong triều Lê.
Thời gian sau ngài về nghỉ hưu tại quê nhà đảm nhiệm việc chăm sóc mồ mả hương khói tổ tiên.
          Ngài mất ngày 22 tháng 4 năm Mậu tuất (1658), thọ 62 tuổi.
Mộ ngài táng tại lòi Bờ Tường thôn Cẩm hoa hạ (nay là xã Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An).
          Ngài có hai vợ. Chính thất của ngài tên là Lê Thị Lộc quê ở Yên Lương. Bà mất vào ngày 21 tháng giêng âm lịch, mộ táng cạnh chồng.
          Kế thất của Ngài không được ghi chép lại.
          Trí Nghĩa Hầu Nguyễn Cảnh Cái sinh được một người con trai và hai người con gái.
Người con trai duy nhất tên là Nguyễn Cảnh Quyền, tức là Ân Dương Hầu.
Người con gái thứ nhất tên là Nguyễn Thị Ngọc Sỹ.
Người con gái thứ hai tên là Nguyễn Thị Ngọc Khoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét