Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

ĐỜI THỨ 16

Đời thứ mười sáu

Tri Huyện
NGUYỄN CẢNH HỘI
(XVI-A)

          Ngài là Nguyễn Cảnh Hội, tự là Văn (còn có tên Nguyễn Cảnh Thông) con trai trưởng của Ngài Nguyễn Cảnh Phong, con cháu đời thứ 18 thường gọi Ngài là Ông Huyện Văn. Mẹ Ngài là người họ Thái, tên Tân, người ở thôn Đông Trung, nay là xã Đông Sơn, tỉnh Nghệ An.
Ngài sinh 1863 tại làng Nghiêm Thắng, tổng Đô Lương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Mất ngày:                   
Mộ táng tại: Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
Sinh thời Ngài là người học giỏi, được cha mẹ nuôi cho ăn học theo nghề văn chương, vì vậy đã thi đỗ lấy bằng Cử nhân hán học vào năm Mậu Tý (1888) khi Ngài mới 25 tuổi đời. Nhờ có học vấn nên ngài được được bổ nhiệm làm quan đến chức Tri Huyện. Theo phân công điều động của Triều đình, Ngài Cảnh Hội đã từng làm Tri huyện ở nhiều nơi như huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Tuy phải làm việc ở nơi xa nhưng Ngài luôn theo dõi  quan tâm đến mọi tin tức chốn quê nhà, đôi khi chuyện cục bộ địa phương cũng có phần thái quá. Chuyện kể rằng: “Trong thời gian làm Tri huyện tại Quảng Bình, nghe tin nơi quê nhà có một tên quan nọ quê ở Quảng Bình, làm việc không công minh chính đại, ức hiếp dân lành, hễ có chuyện gì là phạt đòn rất nặng. Vì vậy có lần khi xử một vụ phạm luật của một can phạm (người Quảng Bình) Ngài ra lệnh phạt đòn nặng và phán rằng trong đó có cả số gậy gửi tới tên quan kia…”
Chánh thất của Ngài là bà:                    Quê ở Đô Lương. Ngài sinh được 3 người con trai và 1 người con gái đó là:
1.     Nguyễn Cảnh Dĩnh (Thọ). Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
2.     Nguyễn Cảnh Thứ. Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
3.     Nguyễn Cảnh Tịnh. Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
 4.  Nguyễn Thị Ngọc Dính. Lấy chồng tên là Khối ở xã Thịnh Sơn.
Á thất thứ nhất là Ngài:                 Quê Quảng Bình. Sinh 4 người con.
1. Nguyễn Cảnh Quế. Con cháu cư trú tại Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
2. Nguyễn Thị Ngọc Tải (dân trong vùng thường gọi là bà Hàn Nguyên), lấy chồng về Đức Nhuận, Thanh Chương, Nghệ an.
3. Nguyễn Thị Ngọc Chính lấy chồng họ Phan ở Diễn Châu, Nghệ An. 
4. Nguyễn Thị Ngọc Hiếu lấy chồng người xã Đức Nhuận. Thanh Chương.
Á thất thứ hai là Ngài:                    Quê ở Thanh Hoá. Sinh 2 người con.
1. Nguyễn Cảnh Dinh. Hiện con cháu cư trú ở Thanh Hoá.
2. Nguyễn Thị Ngọc Soa, lấy chồng ở huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Á thất thứ ba là Ngài:                      Quê ở Thanh Hoá. Sinh 3 người con:
1. Nguyễn Cảnh Kha. Hiện con cháu cư trú ở Thanh Hoá
2. Nguyễn Thị Ngọc Gia lấy chồng người Đà Ninh, Nông Sơn, Thanh Hóa.
3. Nguyễn Thị Ngọc Bình cũng lấy chồng người Thanh Hóa.
Như vậy, Ngài Cảnh Hội có tổng số 6 người con trai là:
1. Nguyễn Cảnh Dĩnh (Thọ). Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
2. Nguyễn Cảnh Thứ. Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
3. Nguyễn Cảnh Tịnh. Cư trú tại Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
4. Nguyễn Cảnh Quế. Cư trú tại Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
5. Nguyễn Cảnh Dinh. Cư trú ở Thanh Hoá.
6. Nguyễn Cảnh Kha. Cư trú ở Thanh Hoá.
Hiện nay, con, cháu, chắt của Ngài Huyện Văn Nguyễn Cảnh Hội phần lớn định cư ở huyện Đô lương, nhưng cũng có khoảng 120 nhân khẩu đang sinh sống tại Thanh Hoá. Vào dịp rằm tháng giêng âm lịch hàng năm vẫn về làm đám giỗ tại nhà thờ ở xã Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Do con trai trưởng của Ngài Nguyễn Cảnh Dĩnh (Thọ) là Nguyễn Cảnh Châu làm tộc trưởng
Ngài Nguyễn Cảnh Hội có người em trai thứ ba tên là Nguyễn Cảnh Hợp (còn có tên là Nguyễn Cảnh Thống hoặc Nguyễn Hữu Huyền) thi đậu tú tài hán học năm Giáp Ngọ (1893), mặc dù được cử đi là quan Tri huyện nhưng Ngài không nhận. Trong thời gian từ 1895-1908 Ngài thường lên vùng Trại Lạt (nay thuộc Giang Sơn, Đô Lương, Nghệ An) lập trang trại, săn bắt muông thú. Cùng thời gian này vùng Trại Lạt có phong trào nông dân bạo động, cướp của người giàu chia cho người nghèo bị gọi là “giặc cỏ Tác Hai”. Do ghen tỵ thù hằn nên Ngài bị tố cáo nặc danh là có thông đồng với “giặc cỏ”. Mật thám Pháp triệu Ngài xuống tỉnh buộc phải ra làm việc nếu không sẽ bị tù đày. Khoảng 1909 Ngài vào Huế làm quan, làm đến chức quan Tư vụ Bộ hình trong triều đình nhà Nguyễn tại Huế, khi đó Ngài mới 42 tuổi, về sau được thăng chức Thị độc. Sau 14 năm làm quan, Ngài về hưu được phong là Hồng lô Tự thiếu khanh. Con trai Ngài là Nguyễn Cảnh Lân (Nguyễn Hữu Tích) nay đang cư trú tại 37 phố Lê Thánh Tôn trong thành nội Huế. Trong suốt thời gian làm việc cũng như khi nghỉ hưu, ngài chuyên tâm nghiên cứu y học và trở thành thầy thuốc giỏi. Tính tình cương trực, công minh thẳng thắn nhưng rất đỗi thương yêu vợ con, dân chúng và ngay cả với vật nuôi.
Chuyện kể rằng: “Ngài có nuôi một con chó, nó rất yêu mến Ngài. Hàng ngày, khi đi làm việc quan về, con cho nghe thấy tiếng chuông xe ngựa của Ngài là chạy ra đón, quấn quít nhảy lên xe ngồi dưới chân. Khi Ngài mất, con chó bỏ ăn 3 ngày, nằm phục cạnh thi hài Ngài. Khi đóng quan tài, nó xông vào bới không cho đóng. Khi đưa linh cữu lên núi Ngự Bình nó nhảy theo lên xe, khi hạ huyệt nó nhảy vào bới không cho lấp. Đến lễ 3 ngày của Ngài  thì nó chết theo. Thầy cúng xin âm dương về việc có đem nó chôn gần mộ Ngài hay không, khi nói không cả 3 lần đồng tiền đều ngửa, khi nói có cả 3 lần đồng tiền đều sấp. Mặc dù khu mộ của các quan là nơi tôn nghiêm, nhưng cuối cùng nó cũng được đưa lên chôn ở một góc Nghĩa trang chùa Từ Đàm”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét