Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

ĐỜI 18 B CANH DIỆN

Ngài Cảnh Lâm có người anh cả tên là
NGUYỄN CẢNH DIỆN
(XVII-A)

          Ngài Nguyễn Cảnh Diện là con trai cả của Ngài Nguyễn Cảnh Thứ.
          Sinh năm 1905 (Tháng ngày sinh không rõ)
Sinh quán tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Ngài được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, dáng người đẹp trai, giao du rộng rãi. Ngài đã từng được cha mẹ hỗ trợ và có được một cơ ngơi kha khá, có đầy đủ nhà cửa trang trại khang trang, trong nhà có sập Gụ (một loại trang bị nội thất bằng gỗ Gõ), hoành phi câu đối … nơi xứ Chọ Bếp, Xuân Chi (thuộc xã Nam Sơn, Đô lương Nghệ an ngày nay) với những rẫy sắn nương chè và những cây Mui, cây Trám cao to tán rộng, gốc lớn đến cả người ôm. Một tài sản nhiều người ước mơ thời bấy giờ… Nhưng có lẽ số trời đã định đoạt sẵn để Ngài sinh ra không phải làm một lão nông chi điền. Với bản tính hơi ngao du lãng tử, thích đi tìm và thử nghiệm những điều mới mẻ, Ngài bán dần tài sản ruộng nương và chuyển sang hoạt động kinh doanh dịch vụ, nhưng việc làm ăn có vẻ cũng không thuận lợi cho lắm. Cuối những năm 50 Ngài chuyển sang phụ trách hợp tác xã dịch vụ, chuyên sản xuất các sản phẩm từ gạo như bún, bánh ướt, bánh khô… Sống trong ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ, trong một khu thị tứ gồm những người làm kinh doanh dịch vụ nhỏ như cắt tóc, may vá, gò hàn, giải khát, hàng ăn … đầu cầu Ba Ra gần nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Cảnh về phía xã Tràng sơn ngày nay.
Chánh thất của Ngài là bà Nguyễn Thị Uyển.
Sinh năm 1908.
Mất nhằm ngày 14 tháng 6 năm 1969.
Ngài Cảnh Diện chỉ có một người con gái duy nhất tên là Nguyễn Thị Viên (mọi người gọi theo tên chồng là Bà Bình). Hiện đang cư trú tại số nhà 89, tổ 50, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội - gần bệnh viện E). Bà Viên lấy chồng tên là Trần Thanh Bình người xã Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Ngài Thanh Bình trước đây công tác trong ngành đường sắt tại ga Trái Hút, thuộc tỉnh Yên Bái, sau chuyển về công tác tại Tổng cục đường sắt và về hưu sinh sống tại Hà nội theo địa chỉ trên, Ông Bình mất sớm nhưng các con của ông bà đều là cán bộ nhà nước, nhiều người phấn đấu tốt có quyền cao chức trọng, kinh tế dồi dào, phát triển khá thành đạt trên đất Hà Thành.
Vợ chồng Ngài Nguyễn Cảnh Diện không có con trai, do vậy được con rể và con gái đưa đi theo nuôi dưỡng lúc tuổi già và mất tại Yên Bái. Hiện nay, mộ của ông, bà Nguyễn Cảnh Diện và Nguyễn Thị Uyển được con cháu đưa về xây chung trong một lăng và an táng tại xứ Hòn Mình, xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, cạnh mộ bố mẹ (tức là ông bà Hàn Thứ). Các cháu, chắt ngoại của Ngài tuy ở xa nhưng cũng thường xuyên thăm viếng chăm nom chu đáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét