Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

ĐỜI THỨ 2

Đời thứ hai

Á Quận công
NGUYỄN CẢNH LUẬT
(II-A)

Ngài là con trai duy nhất của Tổ Nguyễn Cảnh Lữ, tên của ngài là Nguyễn Cảnh Luật, làm nghề châm cứu trị bệnh cứu người. Do con cháu có công tích với Nước nên được Nhà Lê Trung Hưng truy tặng là Khai quốc suy Trung Dương Nghĩa phụ Quốc công thần, quản lĩnh Thiết đội Trung tánh dực tướng Diễn Phúc Hầu. Đến thời Hoàng Định (1601) lại được gia phong Á Quận công.
Từ nhỏ, Ngài sống theo cha cư ngụ tại xóm Ngọc sơn, đến khi cha mất Ngài dựng một túp lều dưới chân Rú Nguộc để ở, hàng ngày mang bầu giác và kim châm làm nghề châu cứu, chữa bệnh cứu người. Khổ nỗi sau cơn loạn lạc, lại xảy ra mất mùa đói kém, hàng dặm ruộng nương không được cấy trồng nên cuộc sống muôn phần khó khăn, bần hàn. Tuy nhiên do Ngài vốn người nhân đức, nhưng khi chữa bệnh cho người không nỡ lấy công cao, nhân dân trong vùng trẻ già ai ai đều yêu mến. Ngài sinh được một người con trai, tên là Nguyễn Cảnh Cảnh.
Ngày sinh tháng để cũng như ngày mất của Ngài không thấy được ghi chép lại, chỉ biết:
Chuyện kể lại rằng: Một hôm có người ở xóm Sạ Lương, làng Đông Liệt mời Ngài đi chữa bệnh, khi đi qua eo Chó Đẻ, rừng núi um tùm đường sá vắng vẻ không một bóng người, đang đi bỗng nghe tiếng gầm vang, rồi sơn tinh nhảy xổ ra, Ngài ngã lăn xuống đất, vất cả túi bầu giác, nhưng hổ không nỡ ăn thịt, chỉ dùng chân bới đất lấp kín thi thể, mối đất tự đùn lên thành ngôi mộ vì vậy người đời còn gọi là Hổ táng.
Con trai Ngài là Nguyễn Cảnh Cảnh  thấy cha không về đi tìm, chạy ra chxem bói,  thầy gieo được quẻ “Kỷ tỵ nhật thần, đắc chấn chi nhị”. Nghĩa là, ngày Kỷ tỵ được hào thứ hai của quẻ chấn là hào âm. Thầy bói dựa vào quẻ kể lại cho Cảnh nghe chuyện Hổ vừa mai táng, Cảnh tạ ơn gạt lệ ra về đi thẳng tới thôn Sạ Lương hỏi thăm tin tức. Bỗng gặp một ông lão trong thôn cho biết: “Hôm qua có thầy châm cứu không may bị Lão Ông (tục gọi Hổ là Lão Ông) hại chết, vứt cả túi bầu giác ra đó, mọi người đều biết cả”. Đoạn dẫn Ngài vào eo Chó Đẻ, chỉ tay nói “Đây chẳng phải là nơi tiên nhân của anh hoá thân đó sao”.  Nhưng thấy ngôi  mộ đã được chu tất như đã qua tay người đắp, nghĩ rằng đây là dấu hiệu trời cho nên Cảnh không dám tự ý di chuyển đi nơi khác và truyền cho con cháu nhận đó là ngôi mộ tổ…”.
 Đời đời con cháu về sau đều hiểu, do cuộc sống nhân đức của Tổ tiên nên Trời  đã ban cho ngôi mộ quý này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét