Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

TỪ ĐIỂN QUÊ CHOA

     

    Hôm nay vào Blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đọc bài này gặp nhiều từ của người dân Xứ nghệ mà sau mấy mươi năm không quen dùng thấy vừa lạ vừa quen. Xin giới thiệu để mọi người cùng thưởng thức "đặc sản" có một không hai của "Quê choa", nhất là những người con xứ Nghệ xa quê.



Con trâu thì gọi “con tru”
Con dâu thì gọi “con du” trong nhà
“Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa”
“Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ”
“Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tao” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Rừng” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà
“Tê” là “kia, “tề” là “kìa”
“Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em
“Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền
“Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào”
“Ả” là “chị”, “tau” là “tao”
“Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà
“Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ”
“Lọi cẳng”để nói đó là “duỗi chân”
Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm
“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng ” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền
“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà
Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”
“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “mói” thì bê “muối” liền
Trốc cúi” là “đầu gối” chân
Nói “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay
“Chủi” là cái “chổi” đây này
Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ”
“Lúc này” tạm nói là “dừ”
“Luộc kỹ gốc” nhé, “Loọc nhừ côộc” nha,
“Con ga” để chỉ “con gà”
“Con bê” choa nói đó là “con me”
“Con suối” cứ gọi là “khe”
”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào”
“Hồ” nước được gọi là “bàu”
“Cá quả” cứ gọi “cá tràu” không sai
“Con người” thì nói “Con ngài”
”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu”
“tối” nói “túi”, “túi” nói “bâu”
“Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà
“Hổ bắt” thì nói “khái tha”
“Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi”
“Con ruồi” thì nói “Con ròi”
Bắt “tôi” “Nhúng” đít thì “tui” “trụng” quần
“Con giun” phải nói “Con trùn”
“Với chắc” có nghĩa là cùng “với nhau”
“Lộ mô” có nghĩa “chỗ nào”
Nói “vo trôốc” là “gội đầu” đó em
“Gạo” thì gọi “gấu” đừng quên
Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay
”Chạc” là để chỉ cái “dây”
Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ
“Sạu” thì phải hiểu là “ngô”
”O” là bác gái và “cô” đó mà
“Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia”
“Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu”
“Ròi bu” ý nói “ruồi bâu”
Hỏi nơi “rửa bát” là đâu “lộ chồ”
Gọi “vợ” là “gấy”nhớ cho
Nói “Nhôông” ắt hẳn chính là “chồng” thôi
“Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi
Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ” về
“Ruộng” là gọi “roọng” đó nghe
“Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong
“Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là “cong”
“Nỏ mần răng cả” là “không việc gì”
“Gõ đầu” là “trọi trốc” mi
“Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi”
“Trúp vả” để chỉ cái “đùi”
“Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em,
“Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem”
“Mệ va” – “chị ấy” mong em chớ cười
“Lớn” thì nói “nậy” thế thôi
“Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo
“Cây cọ” choa nói “cơn tro”
Gọi “tắn”, gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra
“Mạo” là cái “mũ” đó nha
Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ”
“Anh” là “eng”, “cô” là “O”
“Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà…
(Mời các bạn nối vần)

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

THẬP NIÊN SỰ LỄ

     Lễ hội họ Nguyễn Cảnh đã có từ trên 400 năm. Cứ 10 năm một lần vào năm “Giáp”- (năm dứng đầu của mỗi can) như 1944, 1994 vv… Họ Nguyễn Cảnh tổ chức lễ hội một lần. Chính vào ngày Rằm tháng Ba âm lịch. Lễ hội tổ chức trong ba ngày 14, 15 và 16. Còn có tên lễ Chay. Địa điểm tiến hành tại nhà thờ Ngài Thái phó Khuông tế trạch dân Đại Vương Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Lễ hội đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan được tổ chức với quy mô “Thập niên sự lễ“ theo cấp Nhà nước và đã được hiệp hội câu lạc bộ UNESCO Việt Nam công nhận là di sản Lịch sử – Văn hóa được bảo trợ lâu dài vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển nền văn hóa bản sắc.
     Tất cả các Đại chi, Tiểu chi và mọi người trong họ đều về dự.Do chiến tranh. Có ba lần lễ 1954, 1964 và 1974 không có điều kiện tiến hành. Năm 1984 Hội đồng gia tộc Họ đã họp bàn quyết định phục hồi lại nghi lễ này nên lễ hội năm 1994 đã được tiến hành.
     Kỳ lễ hội năm 1944 tiến hành như sau:
Ngày lễ hội là ngày con cháu thờ phụng Tổ Tiên, là dịp con cháu ôn lại và ca ngợi truyền thống vẻ vang, oanh liệt của các bậc Tiền Liệt, là dịp giáo dục cho con cháu họ Nguyễn Cảnh truyền thống lâu đời của dòng họ mình là: TRUNG-HIẾU-NHÂN-NGHĨA, để mãi mãi gìn giữ và phát huy. Đây cũng là dịp con cháu trong các Đại Chi, Tiểu Chi, dù gần hay xa, dù trong nước hay ngoài hải ngoại, có dịp gặp nhau, thăm hỏi hàn huyên chuyện cũ, chuyện mới, chuyện vui cũng như chuyện buồn, chia sẻ cho nhau tình thân thương, đoàn kết gắn bó.
     Để tiến tới ngày lễ hội, có nhiều công việc phải chuẩn bị như:
Hội đồng Họ phân công nhau chuẩn bị nghi lễ, tu sửa nhà thờ, nắm và hệ thống lại thành tích và diễn biến hoạt động của con cháu.
     Các Đại Chi nô nức chuẩn bị lễ rước biểu tượng công tích của tổ tiên. Mỗi một vị tổ đã có nhiều công tích với nước, như quận công thì biểu tượng là con voi có đủ đai yên, cờ, lọng. Các vị khác là các quan chức trung cao của các triều đại hoặc các vị có học vị cao như: tú tài, cử nhân, tiến sỹ… có chức sắc trong bộ máy quản lý nhà nước như đứng đầu quận, huyện, tỉnh, thành phố, vụ, viện, bộ…(là quan văn), biểu tượng là một con ngựa trắng. Các vị là quan chức trung cao cấp như trung, thiếu tướng, đại tá, chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố…thì biểu tượng là một con ngựa hồng. Voi, ngựa làm bằng giấy, kích thước như thật, mỗi biểu tượng được đặt trên xe gỗ 4 bánh để đẩy đi.
     Tại lễ hội năm 1944, số biểu tượng kể trên là 18 voi và trên 500 ngựa, chứng tỏ công tích Họ Nguyễn Cảnh thật to lớn.
     Phần chuẩn bị cho lễ hội cũng rất phong phú. Phía nam giới, chủ yếu là chuẩn bị thờ phúng. Phía nữ giới, chủ yếu chuẩn bị các điều kiện để dự thi những người phụ nữ, đại diện cho các Tiểu Chi có tài nội trợ giỏi. Những mâm dự thi có nhiều món, có mâm bày biện tới 12 lớp.
     Nghi lễ của các lễ hội nghiêm trang. Từng Tiểu Chi cúng lễ ở nhà thờ Tiểu Chi mình từ dưới lên. Lễ rước các biểu tượng là tập trung toàn Họ. Đám rước xuất phát từ nơi tập trung tại nhà thờ Họ, rước xuống đền Đức Hoàng tại xã Yên Sơn Có ý nghĩa trình báo với Thần Hoàng địa phương theo truyền thống “Phép nước, lệ làng” và rước về chùa làng Vịnh Sơn - Với ý nghĩa tôn thờ phật, theo truyền thống con người có “Tổ tiên, Trời, Phật”. Sau đó trở về nhà thờ Họ. Lễ tế rất long trọng, diễn ra đúng tảng sáng ngày rằm tháng Ba. Văn tế Tổ đươc tuyên đọc trong không khí trang nghiêm, ca ngợi công tích từng vị Tổ theo thứ tự qua các đời và thứ tự các Đại Chi. Lễ hội diễn ra rất tươi vui, rộn ràng với nội dung: Ngâm vịnh thi thơ, thi dọn cỗ bàn của nữ giới. Kết thúc hội, các biểu tượng công tích được hỏa thiêu, với ý thức dâng lên Tổ tiên những tấm lòng, quyết tâm làm sáng danh dòng họ Nguyễn Cảnh đời đời bất diệt.
     Đọc lại truyền thống lẫy lừng của dòng họ Nguyễn Cảnh qua những trang gia phổ, con cháu xiết bao tự hào! Mỗi một người đã là con cháu, dâu rể, thân hữu của dòng họ, tự thấy mình phấn đấu cho đời, tô điểm cho họ tộc ngày càng rạng danh muôn thuở. Là con nhỏ thì hiếu thảo lễ phép, chăm học hành. Là anh em họ hàng thì đùm bọc thương yêu. Là vợ hoặc chồng thì thuỷ chung son sắt. Là cha mẹ thì bù trì nuôi dạy con cái nên người. Với công việc thì luôn hoàn thành nhiệm vụ. Với nhân dân thì nhân nghĩa, bao dung. Với tổ quốc thì ghi nhớ hai chữ trung thành!
     Để biết thêm chi tiết của lễ hội năm nay (2014) Mời quý vị Click vào đường Link sau
 
(Nguồn tin: Gia phả dòng họ Nguyễn Cảnh)