Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

NGHỆ AN QUÊ CHOA

   

  Nói đến Xứ nghệ, điều đầu tiên người ta nghĩ đến nơi địa linh nhân kiệt, nơi phong thủy hữu tình với những làn điệu dân ca sâu lắng, thắm đượm nghĩa tình... Tuy nhiên những ai chưa một lần đặt chân tới mảnh đất này hẳn chưa thể khám phá hết những nét văn hóa “độc bản” có một không hai mà mọi người nôm na là “Quê choa”. Đặc trưng của nền văn hóa này là các ngôn từ, nhiều danh từ vần "âu"  khi gọi tên được đổi thành vần "U", như quả bầu thì gọi quả bù, con trâu thì gọi là con tru, con dâu gọi là con du, ruộng sâu gọi là ruộng su... Nhưng xin nhớ rằng "cái đầu" thì không gọi là "cái đù" mà gọi là cái ... Trốc và theo đó cái "cần câu" thì không đổi theo vần "U" đâu nhé, đổi vậy thì gay hi hi... 
      Là những người con xa xứ thỉnh thoảng về thăm quê, được nghe lại giọng nói mộc mạc nguyên thủy với nhiều ngôn từ “không có trong từ điển” mang đầy bản sắc “Quê choa” ấy, đôi khi thấy cũng hay hay ngồ ngộ.
       Xin giới thiệu với quý vị mọi miền và cùng những người con xứ Nghệ ôn lại những bản sắc văn hóa trời cho đó. Mong rằng người dân quê tôi cứ giữ lấy như một tài sản của ông cha để lưu truyền cho hậu thế.

NGHỆ AN QUÊ CHOA

Nghệ an quê choa miền trung nắng gió
Cửa lò biển hát quanh năm
Nước tương, quê Bác Nam Đàn
Thanh Chương cà nhút đặm đà tình thương 
Bà già con trẻ quê choa
Có riêng ngôn ngữ ông bà tổ tiên
Đứa mô
muốn ghé một lần
Ráng học cho kỹ điển từ sau đây
:
Con
TRÂU thì gọi con TRU
Con
GIUN thì gọi là TRÙN đó nha
Con
thì gọi con GA
Còn con
CÁ QUẢ gọi ra CÁ TRÀU
Con
SÂU lại gọi là TRÂU
BỒ CÂU thì gọi CU CU đó nà
Con
RUỒI lại gọi là RÒI
Con TROI gọi con GIÒI nhớ chưa?
Con
còn gọi là ME
Con
MỌIMUỖI khi nghe đừng cười.
Mà cười choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạpđầu bố mày hổ tha
Mả cha là mộ của ba
Mả thằng cha mi xéothằng bố mày cút đi
Muốn yêu gái
Nghệ quê choa
Học nhiều từ ngữ âm vần
mà cưa (mà tán)
Con
NGƯỜI thì gọi con NGÀI
Cơn – cây, nước – nác, sân – cươi, đường - đàng
Chủi – chổi, đọi – bát, mươn – bàn
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Khỷu chân thì gọi lắc lè
Còn từ ni nữa nói nghe c
ũng rầy (cũng ngượng) 
H
UNHÔN đó nghe chưa?
Nh ghi cho kỹ kẻo rồi l to (lỗ to).
Nếu yêu mảnh đất gió lào
Thì nên chịu khó học
nhiều thêm vua (thêm vào)
Nhưng học r
ứa (vậy) vẫn còn thua
Vì từ ngài
(người) Nghệ đưng lưa (vẫn còn) rất nhiều
He he …


TIẾNG NGHỆ
                                                              Nguyễn Bùi Vợi
Cái
GẦU thì bảo cái ĐÀI
Ra
SÂN thì bảo ra ngoài cái CƯƠI
CHỘ tức là THẤY đó mình ơi
TRỤNGNHÚNG đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là
SÈM
Nghe ai bảo
ĐỌI thì mang BÁT vào
QUẢ lại gọi cá TRÀU
Vo
TRỐC là bảo gội ĐẦU đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con
GA (gà) trong TRUỒNG
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.



 LẤY CHỒNG XỨ NGHỆ
                                                                Lê Văn Nhân

Mỗi lần trai xứ Nghệ
Đưa vợ về thăm quê
Từ khi bước lên xe
Có thêm nghề phiên dịch

Từng âm thanh chắc nịch
Chẳng thèm “ngã” bao giờ *
Đã thế lại lắm từ
Không có trong từ điển

Vì mặn mòi gió biển
Giọt nắng sém đồi nương
Cùng bão góp mưa dồn
Lắng sâu vào tiếng nói

Một miền quê nghèo đói
Lam lũ từ ngàn xưa
Câu ví dặm đò đưa
Dội vào dòng man mác

Bao ngôn từ mộc mạc
Chắt lọc thành thơ văn
Dân xứ Nghệ đa phần
Sinh ra là thi sỹ

“Chàng lỡ sai đạo lý
Thiếp phân giải tỏ tường
Càng giận lại càng thương…”
Mượn lời thơ răn nhắc

Người trong Nam ngoài Bắc
Khẽ thốt ra điều gì
Dân xứ Nghệ vừa nghe
Một lần là hiểu hết

Đồng hương không quen biết
Gặp nhau chuyện râm ran
Dân vùng khác đứng gần
Cứ như người ngoại quốc

Cùng sống trong một nước
Tiếng Việt là của chung
Dân xứ Nghệ khi dùng
Theo cách riêng mới lạ

Đừng ngạc nhiên gì cả
Ngoài ngôn ngữ phổ thông
Còn tiếng nói cha ông
Lưu truyền bao thế hệ

Trên miền quê xứ Nghệ
Giàu mưa nắng đói nghèo
Được người dân nâng niu
Giữ gìn như báu vật

Vẫn đậm đà chân chất
Như vị nhút màu tương
Thành bản sắc quê hương
Phai mờ đâu phải dễ

Nếu cô dâu chú rể
Coi xứ Nghệ là quê
Sau vài chuyến đi về
Không cần người phiên dịch.

* Tiếng Nghệ các dấu “Ngã” thường đổi thành dấu “Nặng” như Đã thành Đạ, Những thành Nhựng


 CHỒNG NGHỆ
                                                                       (Lời bà xã)
Lấy chồng xứ Nghệ vui  lắm nhé!
Bữa cơm ăn no là đứng dậy
Mặc cho khách ngồi nhai nhỏ nhẻ
Cười hỡi: - Cái tính bầy tui quen!

Bạn đến chơi nhà thì hỏi thẳng
- Có ăn tao bảo vợ nấu nào!
Bạn về vợ trách thì mắng lại
- Thật thà với hắn có làm sao!

Nói giọng thì nặng như bổ củi
Mô, tê, răng, rứa nghe nhức đầu
Được cái trời cho tài chịu khó
Nhà tranh cơm độn chẳng kêu đâu!

Đã nói khi nào cũng nói to
Đã nhìn ai thì nhìn thẳng mặt
Biết bao nhiêu bận bị mất lòng
Đánh chết cũng không chừa thói thật!

Đã viết, viết thâu đêm suốt sáng
Đã yêu, yêu đổ cả cây ngàn
Vừa hay nói to lại hay khóc
Trong chồng có một đứa trẻ con

Mười chín tuổi yêu giờ tóc bạc
Nghĩ thương quê Nghệ mấy cho vừa
Ai đó vương vào sông nước ấy
Xin vững tay chèo vượt sóng xô.


                                                                             Nha trang 13/3/2013